Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.Mã Pì Lèng (có âm đọc Mã Pí Lèng) là tên gọi của cung đường đèo hiểm trở thuộc Hà Giang, dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, huyện Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc

Tên gọi Mã Pí Lèng có ý nghĩa gì ?

   Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km, vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

ma-pi-leng-cuongdulich-1

Con đường dài khoảng 20 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng .

Quá trình xây dựng con đường tại Mã Pì Lèng 

   Con đường được xây dựng bởi 1300 thanh niên xung phong cùng hơn 1000 dân công thuộc 16 dân tộc nhằm giúp vùng núi tiến kịp vùng xuôi. Được khởi công bắt đầu từ ngày 29/3/1959, con đường cuối cùng cũng hoàn thành ngày 15/6/1965 sau 6 năm dày công đục đẽo mà không có sự hỗ trợ của máy móc.

Chỉ riêng đoạn đèo qua Mã Pì Lèng ròng rã mất 11 tháng mới làm xong bởi 17 thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi, lấn từng centimet mới có thể làm xong đoạn đường này. Để thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy của mình, các công nhân đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc.

ma-pi-leng-cuongdulich-3

   Ngày khởi công xây dựng đèo gặp phải bao khó khăn, vất vả, gần như phải lấy tính mạng ra để đánh đổi. Thời ấy bọn phỉ tuyên truyền, bao giờ đá mọc trên đầu người, bao giờ người ta leo núi bằng cách chống tay xuống, chổng chân lên giời mà qua được Cán Tỷ, thì Cộng sản mới mở được đường qua dốc Bắc Sum, qua cổng trời Quản Bạ, xuyên khu vực núi non không có đường chân trời Cán Tỷ. Nếu đường vào được thì chúng sẽ tự cắt mũi, rán lên chảo mỡ cho bà con ăn. Đang làm thì phỉ mổ bụng cán bộ treo lên cây tập bắn. Nó đóng cổng trời Cán Tỷ. Trên đó nó lăn đá xuống, bắn súng kíp, một người trấn ải thì nghìn người không lên được.

Chỉ với máy khoan, với cây choòng trong tay, anh chị em khoan từng milimet đá, nhét mìn vào, "treo mình trên vách đá để đục mìn, bổ đá, khắc đá ra mà cẩn mặt đường vào vách đá đứng thành vại” (nhà văn Nguyễn Tuân). Số người hy sinh vì đại công trường đủ để thành lập riêng một “Nghĩa trang thanh niên xung phong mở đường Hạnh Phúc” ở Yên Minh ngày nay”.

Địa điểm checkin triệu like mang tên Mã Pìn Lèng

Mã Pì Lèng là Một điểm check in quen thuộc trên cung đường Lũng Cú - Mèo Vạc. Ai đi cung này rồi chắc hẳn sẽ dừng chân nơi đây, để được nhìn ngắm con sông Nho Quế xanh mát rượi. Mã Pì Lèng được coi là Đệ nhất hùng quan. Giới phượt có câu: “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ”. Hay như nhiều khách đi tour chia sẻ: Đi đến đây mới biết, con người thật nhỏ bé trước thiên nhiên, và con đường Hạnh Phúc quả thực là một thành tựu phi thường của con người

Sông Nho Quế dưới chân đèo Mã Pí Lèng

Hẻm vực sông Nho Quế qua đoạn đèo Mã Pì Lèng dài 1,7km, sâu tới 700-800m, được coi là hẻm vực sâu nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Sông Nho Quế còn có nhiều tên gọi khác: Sông Phổ Mai (pumeihe), sông Nam Lợi (Nanlihe) hay Bagahe (tớ không dịch được từ này, hỹ hỹ). Do đặc điểm có nhiều tộc người cư trú nên sông Nho Quế có rất nhiều tên gọi khác nhau.

Sông Nho Quế - điểm du lịch đẹp tựa tiên cảnh của hội phượt thủ .Mảnh đất Hà Giang có con sông Nho Quế xanh biếc, quanh năm chảy êm dịu qua những rặng núi hùng vĩ. Khung cảnh tuyệt đẹp tại đây thu hút các phượt thủ khắp nơi đổ về check-in

ma-pi-leng-cuongdulich-2

Nằm dưới chân những ngọn núi tai mèo hiểm trở của Hà Giang, dòng sông Nho Quế quanh năm êm đềm chảy giữa những vách đá, tạo thành một đường biên giới màu xanh biếc giữa đèo Mã Pí Lèng và đường Săm Pun.

Năm 2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực này là Di tích Danh lam thắng cảnh Việt Nam, sông Nho Quế được vinh danh là một trong những Thung lũng Kiến tạo độc nhất vô nhị của Việt Nam. Nếu yêu thiên nhiên và sự phiêu lưu thì đây là một trong những địa điểm bạn nên chinh phục một lần trong đời. Đến đây, bạn mới biết rằng Việt Nam vẫn còn rất nhiều cảnh đẹp làm nao lòng người.

Làm sao để đến Mã Pí Lèng

Các bạn đi từ hà nội lên thì bắt xe đêm 9h tại mỹ đình lên tp hà giang, sáng hôm sau thuê xe máy đi lên đồng văn, mèo vạc khoảng 150km đường núi đá ( đi qua, quản bạ 50km _yên minh km), nghỉ ăn trưa tại yên minh, xong tiếp tục lên thị trấn đồng văn qua dinh nhà vương thăm sau đó lên thị trấn tìm nhà nghỉ, tối chơi tại thị trấn, hôm sau đi cột cờ lũng cờ, tiếp theo về mèo vạc ngủ, tiếp theo đi mã pì lèng ngắm, và đi về

ma-pi-leng-cuongdulich-5

Hiện nay đang có nhiều ý kiến trái chiều về 1 homesta trên Mã Pí Lèng . Mình xin trích dẫn 1 nhận xét mang tính đa chiều của 1 cư dân mạng như sau .

Thời gian vừa qua báo chí, cộng đồng mạng rùng beng vụ pha vỡ cảnh quan địa điểm du lịch Mã Pì Lèng, mình là người cũng thích đi du lịch phượt, đương nhiên mình cũng thấy bức xúc nếu cảnh quan du lịch bị tàn phá bởi ý thức của con người, nhưng nếu chúng ta TƯ DUY TÍCH CỰC thì mình nghĩ câu chuyện sẽ rất dễ giải quyết:

panoma-ma-pi-leng-cuongdulich-1

1. Đứng ở vị trí người trong cuộc là chị chủ nhà

Theo thông tin một số báo đưa thì căn nhà nằm ngoài vùng di sản, đã có sổ đỏ đất (Chưa được kiểm tra tính xác thực thông tin), nếu mà các thông tin đó đúng sự thật thì nên ủng hộ chị chủ nhà, có chăng chị ấy sai (hoặc không được học nghề kiến trúc sư, hoặc có tiền đến đâu thì xây đến đó) để có thể thiết kế ra được một địa điểm hay, biến nó trở thành một biểu tượng du lịch của Mã Pì Lèng mà thôi. Mọi người cũng cứ suy ra từ bản thân mình, để mua được miếng đất, cất được căn nhà nhiều khi cũng mất cả đời người, chị ấy cũng bỏ ra bao công sức, sương máu, sự cô đơn… bám trụ ở cái nơi khỉ ho cò gáy bao nhiêu năm, bây giờ có chút thành quả thì lại đứng trên bờ vực bị phá hủy, cũng đau lắm chứ.

Giải pháp cấp bách 01:

Cần một nhà kiến trúc sư có tâm, có tầm tư vấn, thiết kế lại để biến căn nhà đó thành biểu tượng du lịch Mã Pì Lèng, nó có thể trường tồn với thời gian và tạo ra nhiều giá trí không những chỉ cho cá nhân chị ấy mà cho cả khu vực ấy, thậm trí Việt Nam (Mình nghĩ nếu chị ấy kêu gọi thì rất nhiều kiến trúc sư sẽ ủng hộ và hỗ trợ). Thời điểm này chị ấy hoàn toàn đủ tiền để làm việc đó, thậm trí nếu không đủ tiền sẽ có nhiều nhà đầu tư muốn nhảy vô đồng hành vì ngay bây giờ nó đã tạo ra tiền rồi mà, đầu tư xịn sò thì còn ngon hơn nữa (Thuyết âm mưu, trừ khi có kẻ muốn lợi dụng việc nay để thâu tóm khu đất đó hehe).

Giải pháp lâu dài 02:

Khi giải quyết được số 01 ở trên thì cần một nhà chiến lược thương hiệu tâm huyết với mong muốn biến địa điểm này thành biểu tượng du lịch Việt Nam.

2. Đứng ở vị trí người làm báo

Nếu tư duy tích cực, muốn xã hội này tốt lên thì có nhiều cách viết để ra nhiều giải pháp hay tư vấn cho cơ quan nhà nước, chứ không phải chăm chăm bới móc ra nào là “phá vỡ cảnh quan”, “không được cấp phép xây dựng”, “cái gai bê tông”, “không xử lý nghiêm hệ lụy khôn lường”… Có thể vẫn nêu ra thực trạng và định hướng một vài giải pháp để người ta khắc phục như phần trên mình nói, như vậy sẽ tốt cho các bên, đừng câu view giật tít tỏ ra nguy hiểm kiểu dạng điều tra dạng seri. Nếu nói đến phá vỡ, tàn phá thiên nhiên thì nên viết những câu chuyện to tát hơn, đơn cử như Sapa, một địa danh cực kỳ nổi tiếng về du lịch thiên nhiên, việc tàn phá là cực kỳ khủng khiếp, gần đây nhất mình lên thì “như một bãi chiến trường”, chẳng còn tý gì gọi là thiên nhiên, hoang sơ nữa. Bản thân mình được trải nghiệm trên đó khá nhiều vì công ty mình cũng có hợp tác làm mấy phim giới thiệu về Sapa trong đề án nâng loại đô thị và mình thấy thiên nhiên tàn phá kinh khủng trong 10 năm qua, thậm trí gần Hà Nội là Tam Đảo cũng vậy.

panoma-ma-pi-leng-cuongdulich-2

3. Đứng ở vị trí dân phượt

Đây là một địa điểm dừng chân lý tưởng cho dân phượt, nếu mọi người đã từng đi đến vùng xa lạ, đi trong rừng vài ngày thì việc tìm thấy một địa điểm dừng chân sẽ vui sướng biết chừng nào, chưa kể chỗ dừng chân đó lại là một địa điểm check in lý tưởng. Vậy anh em phượt thủ nên review để nó đỡ bị phá rỡ, ít nhất cũng là tiếng nói tốt trong cộng đồng mạng nhiều cám dỗ này hihi, bài viết nhớ Note thêm hoặc biết bà chủ chơi facebook thì tag vô bảo khi nổi tiếng rùi thì chị đừng tăng giá dịch vụ nha hehe

4. Đứng ở vị trí cơ quan quản lý

Mình nghĩ cũng không phải việc gì quá to tát mà bộ này bộ kia thành lập đoàn kiểm tra lên xem xét, cấp sở là hoàn toàn có thể xử lý hợp tình hợp lý được. Nên tạo điều kiện để cho người ta khắc phục, phát triển mưu sinh nhưng bắt có phương án và thời gian khắc phục cụ thể ví dụ trong bao lâu thì có phương án thiết kế chỉnh sửa, trong bao lâu phải sửa xong, cam kết thế nào để không làm ô nhiễm môi trường, thuế má nộp chuẩn chỉ ra sao…

Cùng TƯ DUY TÍCH CỰC biến PANORAMA thành BIỂU TƯỢNG du lịch MÃ PÌ LÈNG và VIỆT NAM!

Tags:
Địa điểm liên quan
Mã Pí Lèng

Mã Pí Lèng

Đèo Mã Pì Lèng , Hà Giang

Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.Mã Pì Lèng (có âm đọc Mã Pí Lèng) là tên gọi của cung...

Xem thêm

Bản Cu Vai Hà Giang

Bản Cu Vai Hà Giang

Cu Vai , Xà Hồ , Trạm Tấu , Hà Giag

Nằm tách biệt trên đỉnh một ngọn núi nhỏ xinh mây mù bao phủ. Từ Trạm Tấu (Yên Bái) đến bản cũng không quá xa nhưng có một vài đoạn đường dốc ngược và sỏi đá khá gập ghềnh. Thăm bản vào ngày nắng ráo là một cuộc hành...

Xem thêm

Khách sạn đã xem