Tháp Bà Ponagar
23/11/2024 9464
Tháp Bà Ponaga Nha Trang (Thiên Y Thánh Mẫu)- Di sản văn hóa Cham Pa lớn nhất Việt Nam .Đến Nha Trang thì du khách không thể nào bỏ qua địa điểm tâm linh Tháp Bà Ponaga này được. Vậy hãy cùng chúng tôi đi khám phá Tháp Bà Ponaga nhé
Tháp Bà Ponaga Nha Trang thờ gì ?
Tháp bà Ponaga là Nơi đặc trưng tín ngưỡng của người Chăm cổ.Nơi những cô gái Chăm với những điệu múa dưới trăng đặc trưng, những tiếng trống paranung đêm đêm say đắm lòng người.Người Chăm tôn thờ Thần Nước. Nước được dùng thờ cúng trong những ngày lễ trọng đại nhất trong đời họ. .Được coi như là một biểu tượng, nơi tham quan không thể thiếu khi đến với Nha Trang. Tháp Bà Ponaga là một quần thể kiến trúc đặc biệt, ghi dấu cho thời kì Hindu giáo phát triển rực rỡ nơi đây.
Nói về Tháp Bà là một câu chuyện được truyền thuyết kể lại rất dài về sự tích của nữ thần Ponga (Thiên Y Thánh Mẫu) và nhiều câu chuyện khác về các vị thần được thờ nơi đây.
Tháp Bà Ponaga nằm ở đâu
Tháp Bà Ponaga nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang 2km về phí Bắc.Tháp Bà Ponaga xinh đẹp gọn gàng trên một quả đồi nhỏ, với vị trí thoáng gió với độ cao khiêm tốn là 50m so với mực nước biển. Tháp Bà hiện lên đập vào mắt du khách tới Nha Trang một cách ấn tượng với hình dáng và kiến trúc rất độc đáo.
Thời gian mở cửa: 8h00-18h00 hằng ngày
Giá vé tham quan: 22.000 đồng/khách
Làm gì khi đến Tháp Bà Ponaga
Vậy đến với Tháp Bà ngoài nghe những câu chuyện xa xưa về nữ thần Ponaga, quý vị sẽ tham quan những vị trí vào trong tháp cũng như sẽ có những hoạt động nổi bật nào tại đây???
1.Tham quan kiến trúc độc đáo
Tháp Bà Ponaga với kiến trúc Chăm cao, hàng cột đá, linh thú cùng kết cấu gạch đỏ vững chãi dù đã qua hàng trăm năm.
Tổng thể kiến trúc của tháp Bà Ponagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Ở tầng thấp, ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
Ở tầng giữa gọi là Mandapa (tức là nhà khách, nhà tĩnh tâm) dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, chuẩn bị lễ vật. Mandapa dài 20m, rộng 15m, gồm 4 hàng cột hình bát giác (bao gồm 10 cột lớn và 12 cột nhỏ). Trên thân các cột lớn có các lỗ mộng, khoét sâu vào thân cột, đối xứng ngang bằng với đỉnh của các cột nhỏ.
Tầng trên cùng là nơi các ngọn tháp toạ lạc. Những ngôi tháp được xây dựng theo kiểu Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23m, là tháp Ponagar.
Tháp có 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chăm Pa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi.
Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin và các tượng linh vật như chim thiên nga, dê, voi…
2. Tham quan hàng bia ký
Một điểm nổi bật nữa trong khu Tháp Bà Ponaga chính là hàng bia ký, đây chính là những bia ký lâu đời nhất mà chỉ còn Tháp Bà nới lưu trữ được.
Bia ký cổ Chămpa tại Tháp Bà Pô Nagar có giá trị không nhỏ đối với các nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu lịch sử khu đền tháp này nói riêng, cũng như lịch sử, văn hoá và tôn giáo của vương quốc Chămpa nói chung. Hiện nay, theo tài liệu được biết ở Pô Nagar có 28 đơn vị minh văn; trong số đó có một số bia chưa dịch được nội dung.
Trên Tháp còn nhiều bia ký trên các cột đá, trên gạch bằng chữ Phạn (Sanscrit) và chữ Chăm cổ, một số bia ký chưa dịch được nội dung.
Phía sau Tháp chính có tấm bia do Phan Thanh Giản cho khắc vào năm 1856 (triều vua Tự Đức), bằng chữ Hán Nôm nói về truyền thuyết Thiên Y A Na Thánh Mẫu của người Việt.
Bên cạnh là tấm bia dựng vào năm 1972, nội dung về dịch sang chữ quốc ngữ truyền thuyết bà Thiên Y A Na theo “Xứ Trầm hương” của Quách Tấn.
Tấm bia đá thứ ba do vị quan đứng đầu tỉnh Khánh Hòa khắc vào năm 1881
Và tấm bia đá giới thiệu về di tích Tháp Bà Ponagar, bằng chữ Quốc ngữ, được dựng vào năm 2010.
3.Ngắm cảnh thành phố Nha Trang
Vốn là một công trình tọa lạc ngay trên ngon đồi. Nên từ đây bạn có thể thấy cảnh thành phố Nha Trang với phố xá tấp nập, cùng những công trình tiêu biểu.
4.Ngắm cảnh tháp bà về đêm.
Khi đêm xuống cả quần thể Tháp Bà Ponaga sẽ được thắp sáng tạo nên một vẻ đẹp vừa cổ kính vừa lung linh giữa lòng thành phố biển.
5. Thưởng thức nghệ thuật Chăm
Các thiếu nữ dân tộc Chăm múa các vũ điệu truyền thống dưới không gian tháp cổ, du khách như được chìm đắm trong khí thiêng của cõi tâm linh, chiêm ngưỡng từng công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc tài tình.
Đồng thời có cơ hội mua sắm những sản phẩm đặc trưng truyền thống được làm từ đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân Chăm như: dệt thổ cẩm, gốm Bầu Trúc và sản phẩm độc đáo của vùng đất Khánh Hoà: trầm hương, yến sào, tranh cát, tượng nghệ thuật bằng đất nung, thư pháp, thư hoạ trên nhiều vật liệu…
Lễ hội Tháp Bà Ponaga hàng năm
Diễn ra từ ngày 20 - 23 tháng 3 (Âm lịch) hàng năm, thể hiện quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa Việt - Chăm, nên lễ hội Tháp Bà đã trở thành lễ hội văn hóa dân gian lớn nhất ở Khánh Hòa, có sức lan toả cả vùng Nam Trung Bộ - Tây nguyên. Tiến trình diễn ra có sự linh thiêng của phần lễ và sự đa dạng, náo nhiệt của phần hội.
Phần lễ: bao gồm các lễ như lễ thay y, lễ thả hoa đăng, lễ cầu Quốc thái Dân an, tế lễ cổ truyền…
Phần hội: có múa Chăm truyền thống, múa Bóng (vũ nữ đội mâm hoa, quả, đèn…múa uyển chuyển theo điệu nhạc trầm bổng), chầu văn ca ngợi công đức Thánh Mẫu, các trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Phần hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc thu hút đông đảo người Việt, người Chăm và hàng vạn du khách trong và ngoài nước tham dự .
Với đặc trưng tiêu biểu, lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012.Chúc quý khách sẽ có kì tham quan thù vị tại Nha Trang với những chia sẻ bổ ích của Tour Đảo Nha Trang
Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponaga , Nha Trang , Khánh Hòa
Hòn Chồng Nha Trang
Hòn Chồng , Nha Trang
Nhà Hàng Mạn
47 Đống Đa, Tân Lập, Nha Trang, Khánh Hòa
Đảo Bình Ba
Đảo Bình Ba , Cam Ranh , Khánh Hòa