Núi Gia Ray hay Gia Lào còn được gọi với tên khác là núi Chứa Chan. Đây là 1 điểm leo núi ngay sát Sài Gòn mà các bạn trẻ không thể bỏ qua.Bản thân mình cảm nhận thì núi này cũng có một chút khó đi vì nó dốc và đá rất nhiều trên con đường leo đến đỉnh núi, nhưng không sợ bị lạc vì mình có những cột trụ điện để mình kiểm tra là mình ở đâu. Núi này chỉ mệt cho những bạn mới đi lần đầu hoặc không thường xuyên tập thể dục vì trong quá trình leo thì bị tuột đường huyết.

Núi chứa chan có gì hấp dẫn

 Núi Chứa Chan (Đệ nhị thiên sơn) là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ, sau núi Bà Đen (Đệ nhất thiên sơn). Với độ cao 837m so với mực nước biển, sườn dốc 3035 độ, núi này có đôi chỗ là vách dựng đứng. Đây là một thắng cảnh hữu tình, độc nhất vô nhị ở Đồng Nai và hiếm gặp ở Nam bộ. Núi có dáng hình vòng cung gồm ba ngọn đồi liên tiếp nhau giống hình bát úp. Thế núi hùng vĩ, cao chót vót; vào buổi sáng, núi rực rỡ xanh dưới ánh nắng nhẹ của mặt trời; lúc chiều tà núi sừng sững âm u trên nền trời trắng xám; tháng mười núi mờ ảo trong sương mù cùng với những dải mây trắng lững lờ bay lượn, bao phủ ôm lấy núi.

huong-dan-di-leo-nui-chua-chan-4

 Cảnh quan thiên nhiên núi Chứa Chan đẹp và hấp dẫn với nhiều dòng suối quanh năm tươi mát ẩn mình dưới những rừng cây bạt ngàn, nước chảy không bao giờ cạn; cùng với những di tích do con người tạo nên như chùa Bửu Quang, chùa Lâm Sơn, chùa Linh Sơn, nhà nghỉ mát của toàn quyền Pháp, vườn trà của vua Bảo Đại… tạo thành một quần thể thắng cảnh độc đáo ở Đông Nam bộ. Đặc biệt nơi đây còn nổi tiếng “Cây da ba gốc một ngọn”, Mật Khu Hầm Hinh và các bãi đá tự nhiên trùng trùng điệp điệp, xen lẫn nhau tạo thành những bức tường đá kỳ vĩ và những hang động được tạo thành bởi sự sắp xếp của các khối đá to lớn chạy ngầm trong lòng núi. Trong lòng các hang động có các khe suối nhỏ nước chảy quanh năm, từ xa xưa đã có nhiều vị thiền sư chọn làm nơi thiền định, đến nay vẫn còn dấu tích

Đi lên núi Chứa Chan bằng cách nào ?

 Để chinh phục Núi Chứa Chan thường có 3 đường chính như sau

  1.  Đi theo hướng Đường Chùa: Sau khi đi hết bậc thang lên đến chùa cao nhất, đi thẳng lên nữa thì sẽ đến đỉnh Gia Lào, từ đây men theo bên trái băng rừng đi lên sẽ đến đỉnh Chứa Chan. Trên đỉnh có trạm thông tin liên lạc của bộ đội & 1 trạm truyền hình
  2.  Đi theo hướng đường cột điện: đường này chủ yếu là các anh bộ đội đi, men theo đường dây điện sẽ đến đỉnh. Thời gian trung bình từ chân núi lên đỉnh là 3 giờ đồng hồ.
  3.  Sau khi đi lên chùa bằng tuyến cáp treo(mới mở), du khách đi theo hướng bên trái chùa, sau đó đi theo các bảng chỉ dẫn có sẵn là lên được đỉnh núi

Thực ra nếu nói tổng thể mình thấy các bạn nên đi để khám phá, rèn luyện sức khoẻ và nhìn thấy những cái đẹp hùng vĩ của Việt Nam (thực sự nó đẹp lắm các bạn ạ). Mình cực kì thích chuyến đi này vì mình trải nghiệm khá nhiều về thiên nhiên và cuộc sống ở đó. Tính viết bài dài để review nhưng đôi chân đang “hối” mình đi ngủ nên thôi mình ngủ đây.Các bạn đã từng leo núi chưa? Nếu chưa, hãy trải nghiệm 1 lần trong đời nếu có thể nhé!

huong-dan-di-leo-nui-chua-chan-1

Đây không phải lần đầu tụi tui leo núi và chắc chắn cũng không phải lần cuối cùng, mỗi lần đều có rất nhiều trải nghiệm đáng giá.Ngọn núi này cao thứ 2 miền Nam (sau núi Bà Đen) với chiều cao 837m và chiều dài đường leo khoảng 2km.

Nên leo núi Chứa Chan vào thời điểm nào


Đây là 1 trong những ngọn núi đặc biệt nhất mà tụi tui từng biết, bất cứ ngày nào trong tuần và giờ nào trong ngày cũng có người leo.

  • Vâng, bạn không đọc sai đâu, tụi mình thức đến 3h sáng và vẫn thấy có người đang trên đường lên núi đều đặn. Đương nhiên có thể là do cuối tuần nên đông, nhưng theo như dân địa phương cho biết thì các ngày khác trong tuần vẫn có người leo núi.
  • Với người sức khỏe bình thường thì mất khoảng 3 tiếng, còn ai leo tốt hơn thì 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng là lên đỉnh. Vậy nên lý tưởng nhất là đi khoảng tầm 14h15h,bớt nắng đi đỡ mệt và lên đến đỉnh vừa kịp dựng lều với ngắm hoàng hôn.

Cách leo núi Chứa Chan

Bạn có thể lên núi bằng cáp treo, cách này thì cứ lên gg search. Ở đây mình chỉ review cho các bạn về chuyến leo ĐỆ NHỊ THIÊN SƠN miền Nam của tụi mình thôi nhé!

 2 thằng cũng gà mờ nên lần này quyết định tìm bạn đồng hành leo chung cho vui. Tụi mình đăng bài trên các gr phượt và gr leo núi, có nhiều team lắm, bạn cứ ghép vào đi chung. Không thì đi 1 mình cũng vô tư luôn nhé vì lúc nào cũng có người leo!

Tụi mình đi theo đường cột điện, có 140 cột được đánh số  từ chân lên đến đỉnh núi để bạn theo dõi hành trình của mình dễ hơn.

 Khoảng từ cột 130 trở đi là có thể hạ trại được rồi. Nhưng theo mình thấy điểm lý tưởng nhất là khu cột mốc đỉnh núi sau khi đi hết 140 cột và đi qua trạm gác của bộ đội, khu này đất phẳng, rộng và view cực đẹp. Có 1 mõm đá chìa ra, đây là nơi đẹp nhất với các phía đều là view trời đất bao la. Khu này sẽ ngắm được trọn vẹn hoàng hôn (thề với bạn nếu nhìn thấy cảnh này bạn sẽ không bao giờ hối hận dù có phải leo lại lần nữa).

huong-dan-di-leo-nui-chua-chan-2

Ngược lại, bạn có thể chọn sườn núi bên này từ khoảng cột 130 trở lên, nếu khu bên kia ngắm được hoàng hôn thì đương nhiên ngược lại, khu này sẽ ngắm trọn bình minh, nhưng có 2 vấn đề cần lưu ý là bên này ít đất bằng phẳng hơn, ít người hơn và là nơi đón gió (tụi mình đi vào tháng 2, mùa khác không biết gió có đổi hướng không), gió không biết giật cấp mấy mà muốn bung lều, đang ngủ phải ra dằn cọc lại vài lần nên mọi người lưu ý khi quyết định chọn nơi hạ trại  (thật ra 1 phần cũng do ỷ y, 2 thằng leo dỡ lên trễ nên gấp đi xem hoàng hôn chụp hình thành ra lúc quay về thì trời đã tối, cũng lần đầu 2 thằng dựng lều mà còn làm trong bóng tối nên không được "êm" lắm)

Review núi Chứa Chan

Trải nghiệm leo núi cũng giống như tự vượt qua chính mình vậy, khi cảm thấy không còn sức nữa nhưng đồng đội vẫn còn phía trước đang chờ thì phải cố gắng bước tiếp, từng bước, từng bước...đến khi nhìn thấy được quang cảnh từ trên đỉnh núi bạn sẽ nhận ra sự cố gắng của mình đáng giá cỡ nào.

Chuyến đi này tụi mình còn tìm hiểu được công việc của 1 số người dân đia phương, cách người ta hàng ngày lên núi đốn cây rừng về bán, cách họ trồng và thu hoạch điều (đặc sản vùng này)...Đi đâu cũng vậy, nét đặc trưng trong đời sống của người dân mỗi vùng miền luôn thật hấp dẫn.

Lưu ý khi đi leo núi Chứa Chan

Cái lưu ý này là cái mà ai cũng quan tâm khi leo núi, đó là:

Có ai bán nước trên đường đi không?

Xin thưa, núi Chứa Chan chỉ có 2 "trạm tiếp tế" thôi nhé: 1 ở cột 42 và 1 ở đỉnh núi. Điều này tức là đừng trông mong quá nhiều vì kiểu gì bạn cũng sẽ phải trải qua hơn 2/3 đoạn đường không có ai bán buôn gì cả. Tốt nhất là tự lực cánh sinh thôi.

huong-dan-di-leo-nui-chua-chan-3

Mẹo nhỏ khi đi leo núi chứa chan:
  •  Đương nhiên ai cũng chuẩn bị nước uống khi leo núi, nhưng trên đường không khỏi tình trạng "thiếu thốn", đặc biệt nếu bạn là người "khát nước đá" như tụi tui nên tốt nhất là đem bình giữ nhiệt đựng đầy 1 bình đá uống dần, (nhưng của tụi mình vừa bị hư rồi).
  •  "Trạm tiếp tế" ở đỉnh núi là của các chú bộ đội, ở đây chỉ bán cafe (gói), mỳ tôm và gà. Nếu cần nước hoặc đá thì các chú cho chứ không bán. Các chú nhiệt tình lắm có lên thì cứ ghé giao lưu cũng được nhé (lưu ý do trên núi nên tất cả những món trên không phải lúc nào cũng có sẵn, hên xui nha)
  •  Ban đêm trên núi gió lớn và lạnh (cỡ 15 độ) nên các bạn lưu ý mang hành lý cho phù hợp
  •  Nếu bạn đi vào cuối tuần thì tranh thủ lên sớm để còn chỗ đẹp và còn ánh sáng để dựng lều nhé

Vậy đi, nếu có thắc mắc gì cứ inbox tụi mình biết sẽ chỉ cho, còn bây giờ...XÁCH BALO LÊN VÀ LEO THÔI

Chúc các bạn 1 chuyến đi đầy trải nghiệm leo núi Chứa Chan. Hãy chia sẻ cảm nhận của các bạn ở bên dưới nhé.

Khách sạn đã xem