REVIEW cuộc sống và làm việc trên du thuyền quốc tế
09/12/2024 16317
Hôm trước có đọc được 1 bài review về cuộc sống và làm việc trên du thuyền khá hay của 1 facebooker tên TU nên xin chia sẻ lên đây cho mọi người cùng đọc . Bài viết về cuộc sống trên du thuyền này nhằm cho các bạn biết sau sự hào nhoáng , xa hoa của du thuyền thì có những con người thầm lặng ngày đêm làm việc đem lại cái dịch vụ xa hoa ấy cho du khách .
Mình cũng không chắc là đã có ai review về "Làm Việc Trên Du Thuyền Quốc Tế" hay chưa? Nên mình cũng mạn phép chia sẻ một vài điều về công việc mình đã làm và có một khoảng thời gian gắn bó vớ mọi người.
Duyên nghiệp đến với du thuyền
Mọi thứ đến với mình tình cờ lắm. Những ngày còn chênh vênh tuổi trẻ, cứ loay hoay mãi chẳng biết mục tiêu của mình là gì? Ngày còn đi học, có thấy thông tin tuyển dụng nhiều vị trí làm việc trên duy thuyền ở bảng thông báo của trường (mình học Quản trị Nhà hàng - Khách sạn ạ). Tự nghĩ chắc mình chưa đủ điều kiện đâu, vì tiếng Anh thời điểm đó te tua lắm. Rồi ra trường, đi làm đủ thứ công việc mưu sinh. Mình lại vô tình thấy thông tin tuyển dụng một lần nữa. Sau một thời gian đi làm, chat chít với đủ thể loại nước ngoài nên tiếng Anh cũng đỡ hơn một xíu. Nên mình quyết định ứng tuyển.
Mình chọn vị trí phục vụ, vì quá trình học và làm mình dính dáng nhiều đến F&B hơn. Trãi qua ba vòng phỏng vấn từ tiếng Việt tới tiếng Anh. Cuối cùng thì mình cũng có kết quả. Tiếp đến bắt buộc phải đi học chứng chỉ SOLAS (Safety of Life at Sea), mình học hai tuần ở Cao Đẳng Hàng Hải bên Q.2. Thật ra thì cũng cần chứng chỉ bao, bao gồm luôn trong chương trình học SOLAS. Nhưng mà ví dụ có vấn đề gì giữa biển chẳng ai mà bơi, vì càng vùng vẫy nhiều thân nhiệt lại càng giảm nhanh thêm thôi.
Rồi tiếp đến đi khám sức khỏe tổng quát cho thuyền viên ở bệnh viện mà Agent (công ty đại điện) ở VN đưa ra. Thật ra cũng tùy theo quy định và yêu cầu của công ty chủ quản tàu, có công ty tàu phải qua tận Bangkok để khám tổng quát, có công ty thì bắt buộc phải vô bv FV. Công ty mình đi chủ yếu ở thị trường Châu Á, mình chỉ khám ở một bệnh viện của Quận được chỉ định thôi. Chi phí khám thì mình bỏ ra, nhưng giữ lại biên lai. Sau này lên tàu làm hết hợp đồng và thì khi lên thanh lý hợp đồng với Agent, mình có thể cầm theo biên lai khám bệnh để lấy lại chi phí khám. Bên tàu mình đi bắt chích ngừa thủy đậu (chickenpox) và Yellow fever (chuyện vaccine này cũng tùy theo thị trường của tàu đi và quốc tịch của mình nữa).
Tiếp đến sẽ đi làm Hộ Chiếu Thuyền Viên (Seaman Passport), Sổ Thuyền Viên (Seaman Book). Theo như mình nhớ chỉ cần tự đi làm Seaman PP ở Chi cục Hàng hải TP.HCM bên Pasteur. Còn Seaman Book thì agent sẽ làm giúp mình.
Boat Deck/Jogging Deck.
Trên tàu sẽ gọi tầng là Deck thay vì level/floor như tòa nhà. Chỗ này mình có thể chạy bộ theo khung giờ cho phép. Trang phục thể thao ko quá sexy/hở hang.
Về tổng cho các chi phí thì con số mình nhớ không chính xác. Nhưng vào khoảng 8 triệu. Tàu mình thì vị trí thấp nhất của phục vụ là Waiter/Waitress II sau đó sẽ lên Waiter/Waitress I và Waiter. Phụ thuộc vào khả năng, tinh thần làm việc mà quản lý trực tiếp sẽ đánh giá và cân nhắc vào cuối hợp đồng. Thăng bậc thì lương cũng sẽ tăng thêm một xíu. Mà những quy định về cấp bậc và lương thưởng mỗi công ty tàu cũng khác nhau.
Lương cho vị trí thấp nhấp của phục vụ ở công ty mình, ở hợp đồng đầu mình ký là 658$ (cuối năm 2017). Khi có thông báo lịch lên tàu (sign on) từ Agent thì cũng sẽ biết ngày để ghé qua Agent để ký hợp đồng cũng như vé máy bay (Phần vé đi và vé tàu công ty mình sẽ trả, mà quy định này thì cũng tùy hãng tàu).
Cuộc sống làm việc trên du thuyền
Trên tàu thì thường đa phần làm 12hrs. Không có ngày nghỉ, chỉ được nghỉ khi nào có lệnh cho nghỉ từ bác sĩ trên tàu trong trường hợp bệnh tật, ốm đau (vẫn được trả lương những ngày đó)... Những vấn đề bệnh tật nào phức tạp hơn, bác sĩ sẽ gửi ra bệnh viện bên ngoài, mọi chi phí bên bảo hiểm sẽ trả (Nha Khoa thì hên xui). Phòng khám trên tàu cũng sẽ có khung giờ, có cả bác sĩ và y tá. Nhưng tin mình đi thời gian đầu chưa quen thì thấy thời gian trôi lâu lắm, đến khi quen rồi đâu lại vào đấy, thời gian cứ vùn vụt trôi. Loay hoay lại đến ngày về.
Trên tàu một ngày được ăn tới 6 bữa lận nha: Ăn sáng, trà sáng, ăn trưa, trà chiều, ăn tối, ăn khuya mọi thứ có khung giờ cố định trong nhà ăn (Crew Mess). Nhắm ăn được bao nhiêu thì cứ ăn. Ăn hoài không hợp khẩu vị thì cũng ngán chứ! Nên cũng cầm theo ít mì gói, nước tương, nước mắm, tương ớt để còn pha chế chút hương vị quê nhà chứ! Tùy theo thiết kế của mỗi tàu, tàu mình được cái hồ bơi cho nhân viên nói không phải khen chứ như cái hồ tắm chó. Có phòng gym, có quầy bar cho nhân viên (Crew Bar), muốn ăn nhậu thì sau khi hết giờ làm canh theo khung giờ hoạt động của bar mà lên, cũng có giới hạn nồng độ cồn nhé. Phòng giặt đồ (Crew Laundry): giặt cả đồng phục và đồ cá nhân cho mình. Drap giường, khăn tắm, bao gối, bao mền (chăn) tàu mình tuần có hai ngày để mang xuống đổi cái sạch. Mình gửi đi giặt, pick up (cũng có thể nhờ ai đó). Mọi thứ nói chung là có khung giờ hoạt động, cứ dựa theo đó thôi.
Toilet trong cabin như này đây, tàu này cũ rồi nên thiết kế hơi nhỏ và quê sương sương.
Tàu mình phát cả xà bông cục Lifebouy cho nhân viên. Tháng một cục, mà xài có hết đâu. Nói chứ chắc cũng do sợ sự tích đánh rơi cục xà bông nên ít xài đó. Nữ thì được thêm vớ.
Trên tàu mỗi nhân viên sẽ có thẻ nhân viên (Crew Card). Chiếc card thần thánh, có thể dùng nó để mua wifi (hơi xót, vì giá hơi bị mắc. Tàu mình chỉ đi một vài nước nên mình mua sim mỗi khi cập cảng dùng sẽ rẻ hơn), dùng nó mua đồ uống, thức ăn trong crew bar hoặc đồ miễn thuế trên tàu, thỉnh thoảng có những ngày được đi ăn trên nhà hàng (đặt trước) cũng sẽ dụng thẻ nhân viên để thanh toán. Nó như một thẻ debit có hạn mức vậy, tự trừ vô lương mỗi tháng. Và nó cũng là chiếc thẻ bài để ra vô tàu (kiểm soát người ra vô).
Mỗi khi tàu cập cảng, tùy theo khung giờ làm/lượng khách/ngày. Mà mình sẽ biết được rằng có đi ra ngoài chơi được không. Dĩ nhiên là ở lối ra cho nhân viên sẽ có cái bảng thông báo giờ phải về tàu chậm nhất là mấy giờ. Và luôn nhớ rằng tàu sẽ không chờ mình đâu.
Cabin này 3 người. Có 3 cái hộc tủ, một cái TV, 3 cái locker, một cái kệ và một cái tủ lạnh mini.
Nhìn nhỏ vậy chứ hai người nằm một giường còn được. Vì nằm chồng lên nhau nên ko tốn diện tích nhiều đâu. Lúc này là đi trả mền gối, drap giường và rèm rồi. Chứ bt về leo lên giường kéo rèm lại là có không gian cho riêng mình, luyện cơ tay hay tâm sự vùng kín, à không thầm kín với ai đó hay làm gì thì làm.
Cũng tùy mức độ ra ngoài đi chơi, mua sắm, ăn nhậu trên tàu, làm hài lòng khác và có nhiều tips ko (tùy thị trường tàu đi nữa). Mà để dành được bao nhiêu? Mà bản thân mình thì thấy cũng đỡ hơn ở VN nhiều vì ko tốn tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước, giặt giũ. Mỗi ngày chỉ biết đi làm thôi và kiếm gì giải trí cho qua ngày thôi.
An toàn trên du thuyền là trên hết
Safety first - chuyện an toàn trên tàu luôn được đặt lên hàng đầu. Ngày đầu lên tàu (nếu như tàu đó lần đầu tiên mình làm) thì được dẫn đi xuống phòng nhân sự (Personel) để lấy form và điền một vài giấy tờ, lên phòng Safety để nhận thẻ Safety (để biết vị trí tập trung khi có sự cố và nhiệm vụ của mình khi có sự cố). Dĩ nhiên mỗi công ty tàu cũng sẽ có những code riêng để thông báo với nhân viên (chẳng hạn như Mr. Blue bird to the station, location... - Ai đó cần đội cứu hộ ở địa điểm...). Việc an toàn này được diễn tập thường xuyên và cũng có nhiều buổi học thêm về những an toàn trên tàu. Rồi đi gặp quản lý bộ phận, bàn giao về quản lý trực tiếp. Rồi cũng sẽ được giới thiệu sơ qua về nơi mình sẽ làm việc (có thể thay đổi, luân chuyển tùy theo tình hình nhân sự của tàu).
Ngôn ngữ giao tiếp trên du thuyền
Ngôn ngữ chính để giao tiếp trên tàu là tiếng Anh. Nhưng lượng khách nói tiếng Hoa cũng khá lớn. Nên biết một chút tiếng Hoa thì chẳng bao giờ thiệt thòi. Mà mỗi khi gặp một người VN khác trên tàu thì tiếng mẹ đẻ lại tuôn trào không cản được thôi. Nhưng nhờ vậy mà phản xạ và khả năng tiếng Anh cũng có cơ hội để phát triển hơn. Sống trong một môi trường làm việc quốc tế với đa quốc tịch như: Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan và còn nhiều quố tịch khác nữa. Mình phải tập cho mình được tính thích nghi. Một cabin có 3, 4 người đủ quốc tịch (có khi cabin 4 người nhưng mà ở tới 8 người lận đó. Giường tầng thay nhau rung rinh cho vui nhà vui cửa), nhưng ở một thời gian thì quốc tịch cũng kiếm đường xin chuyển qua ở chung nhau thôi. Tùy theo kích thước/thiết kế của tàu mà diện tích cũng khác nhau (vị trí cao thì được single cabin). Trong cabin có toilet và nhà tắm chung. Tắm thì kéo cái rèm lại cho nước đừng văng tung tóe thôi (Có nước nóng/lạnh nha). Sợ trùng giờ làm thì tranh nhau cái toilet cũng cực thôi. Làm trên tàu cũng có cơ hội đi đó, đi đây. Có khi nay ăn trưa ở nước này, mai lại ăn sáng ở nước khác. Vậy mà vui đó.
Hợp đồng mình ký 8 tháng. Hết hợp đồng về được 1,5 tháng hay 2 tháng gì đó thì tùy. Trong thời gian 8 tháng đó, nếu cảm thấy không phù hợp hay nhà có việc quan trọng, có thể xin nghỉ luôn hay xin về đột xuất có việc mà có dự tính quay lại (Emergency leave) thì làm giấy tờ rồi chờ duyệt và tự mua vé máy bay về thôi. Mà thật ra thì nên có gắng để hoàn thành trọn vẹn thì hơn.
P/s: Mình về VN luôn các đây cũng 1 năm rưởi hơn rồi. Cruises đang bị khủng hoảng cả thế giới, chưa biết khi nào được quay trở lại. Mình cũng chỉ mong đại dịch này sẽ qua sớm thôi.