Sapa là điểm đến du lịch ở miền núi phía Bắc yêu thích của nhiều du khách trong và ngoài nước. Nhắc đến Sapa là nhắc đến những ruộng bậc thang hùng vĩ, những ngọn núi xanh xanh cao vút. Nhắc đến Sapa còn là nhắc tới chợ Tình và những khu chợ của người dân tộc bản địa, nơi trưng bày và bán những chiếc gối, những viếc váy, túi đeo… màu sắc sặc sỡ và những nét hoa văn đặc trưng của các dân tộc thiểu số sinh sống tại đây. Nhắc tới Sapa là nhắc tới tiết trời thanh mát, mù sương, nhắc tới nhà thờ đá cổ kính đã có từ bao đời, nhắc tới những bản nhỏ chìm trong những dãy núi mù sương với những người dân tộc anh em hiền hòa, chân chất. Để tìm hiểu về Sapa, đặc biệt là về con người nơi đây và những nét văn hóa, truyền thống lịch sử của các dân tộc bản địa thì không gì đầy đủ hơn việc ghé thăm bảo tàng Sapa.

Bảo tàng Sapa nằm ở đâu?

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00004

Bảo tàng Sapa nằm trong khuôn viên Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai. Công trình tọa lạc tại số 2 Fasipan, tại thị trấn Sapa. Bảo tàng Sapa được thành lập và đưa vào hoạt động từ năm 2007.

Cuồng biết là có rất nhiều bạn trẻ và các du khách từ Hà Nội đi du lịch Sapa vào tiết trời đầu xuân hay mùa hè để tránh cái nóng ngột ngạt tại thủ đô. Để hình dung về bảo tàng Sapa, các bạn có thể tưởng tượng nơi đây như bảo tàng Dân tộc học hay bảo tàng Phụ nữ tại Hà Nội, tất nhiên là với quy mô nhỏ hơn. Điểm giống nhau giữa bảo tàng Sapa và bảo tàng Dân tộc học là hai cơ sở đều trưng bày rất nhiều những trang phục truyền thống của các dân tộc, tái hiện khung cảnh sinh hoạt, đời sống thường ngày cũng như những tập tục cưới hỏi, ma chay, những hội hè đình đám… của các dân tộc thiểu số.

Cuồng tin chắc là chỉ với một ngày tham quan bảo tàng Sapa thôi, bạn sẽ có thêm rất nhiều hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán, lịch sử của các dân tộc miền núi phía Bắc sinh sống tại Sapa. Chính vì vậy, Cuồng nghĩ khi đi du lịch Sapa, một điểm đến mà các gia đình nên ghé thăm là Bảo tàng Sapa để các em nhỏ có cơ hội học tập và tìm hiểu về nền văn hóa của các dân tộc anh em, giống như một buổi tham quan kết hợp học tập vậy. Quả là kết hợp giữa du lịch và học tập, tiện cả đôi đường luôn nha!

Đường đi tới bảo tàng Sapa:

Thông thường khi đi du lịch Sapa, các bạn hay nghỉ ngơi tại các khách sạn Sapa nằm ở trung tâm thị trấn. Từ đây, Cuồng sẽ hướng dẫn các bạn đường đi tới bảo tàng Sapa nha. Các bạn có thể đi xe máy hoặc xe đạp từ trung tâm thị trấn tới bảo tàng Sapa.

Cuồng biết là hiện nhiều khách sạn Sapa đã có dịch vụ cho thuê xe máy, hoặc cho thuê xe đạp rồi. Những bạn nào còn lăn tăn sợ mượn được xe rồi nhưng không biết đường thì có thể nhờ khách sạn thuê người hướng dẫn chở đến tận nơi nha. Cuồng được biết là nhiều nhân viên tại các khách sạn Sapa là người dân tộc, nổi tiếng là thân thiện hiếu khách nên các bạn có thể yên tâm thoải mái nhờ nha. Còn nếu không thì mình làm một cuốc xe ôm, hoặc những du khách đi tour du lịch Sapa theo đoàn thì cả nhóm có thể thuê một chiếc taxi đi tới bảo tàng Sapa cũng rất thuận tiện.

Với Cuồng thì khi đi du lịch, Cuồng thích đi bộ để nhìn ngắm quang cảnh nơi mình đến cũng như hiểu thêm về sinh hoạt hàng ngày của người dân địa phương, nên hôm đó Cuồng quyết định cuốc bộ tới bảo tàng Sapa, thực ra khoảng cách cũng không xa lắm đâu và đường cũng khá là dễ đi nữa. Hôm đó, Cuồng cũng chụp được kha khá bức ảnh selfie và ảnh quang cảnh xinh đẹp của thị trấn Sapa nữa.

Phí tham quan, giờ mở cửa bảo tàng Sapa:

Bảo tàng Sapa mở cửa hàng ngày từ thứ 2 tới chủ nhật từ 7h30 sáng tới 11h30 sáng, từ 1h30 chiều tới 5h chiều. Cuồng đã đi khá nhiều bảo tàng ở Hà Nội rồi, nhưng hầu hết đều không mở cửa vào thứ 7 và chủ nhật đâu, nhưng bảo tàng Sapa thì mở cửa cả vào dịp cuối tuần, nên những bạn nào tranh thủ đi du lịch Sapa vào dịp cuối tuần thì vẫn hoàn toàn yên tâm có thể ghé thăm điểm đến rất hấp dẫn này nha. Đặc biệt, dịp cuối tuần, Cuồng thấy vẫn có rất đông du khách cả trong và ngoài nước tới tham quan khám phá bảo tàng Sapa đấy.

Để tạo bầu không khí thân thiện, bảo tàng Sapa không thu vé, miễn phí vé ra vào. Mọi người được chào đón đến nơi này như thăm nhà của một người bạn. Đây là điểm Cuồng cực kỳ thích ở bảo tàng Sapa luôn, bạn không cần lo lắng rằng tới một tụ điểm du lịch nổi tiếng nào đó sẽ mất phí vào cửa đắt đỏ hay gì, Cuồng nghĩ là bảo tàng Sapa là điểm đến lý tưởng cho các bạn sinh viên muốn đi du lịch Sapa tự túc hoặc đi du lịch Sapa mà vẫn tiết kiệm được chi phí tới mức tối thiểu. Nếu Cuồng mà là người bản địa sinh sống ở đây thì chắc là cuối tuần nào cũng ghé thăm bảo tàng Sapa luôn, vì không mất phí vào cửa mà.

Lối vào bảo tàng Sapa với hai cây cột đá, cánh cổng sắt sơn xanh mở ra mời gọi bạn bước vào khám phá. Bước đi trên con đường lát đá, nhìn hàng thông xanh cao vút và tòa nhà bảo tàng theo lối kiến trúc cổ xưa mà Cuồng thấy như lạc vào một tòa biệt thự cổ xưa luôn vậy đó.

Bảo tàng Sapa có gì?

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00001

Bảo tàng Sapa được thành lập và hoạt động theo mô hình của nhà du lịch Arcachon (bordeaux – Pháp). Bảo tàng Sapa chính là mô hình hợp tác giữa tỉnh Lào Cai và vùng Aquiten của Pháp.

Bảo tàng Sapa hiện đang lưu giữ khoảng 200 hiện vật, mô hình và nhiều ấn phẩm, phim tư liệu về các dân tộc ở Sapa như người H’mông, Tày, Giáy, Xa Phó, Hà Nhì và Dao đỏ. Tại đây, du khách sẽ được tìm hiểu về lịch sử hình thành thị trấn Sapa, cũng như khám phá đời sống lao động sản xuất, sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa và trang phục riêng của từng dân tộc.

Khi đi du lịch Sapa thì ấn tượng đầu tiên của Cuồng là trang phục truyền thống vô cùng đặc biệt của những người dân tộc bản địa. Khi đi trên đường phố, Cuồng thấy những người dân tộc trong những trang phục truyền thống với nhiều màu sắc, hoa văn, họa tiết. Điều đó gây cho Cuồng ấn tượng tò mò và muốn tìm hiểu nhiều hơn về những bộ trang phục đó, vì trang phục không chỉ là thứ để mặc, nó còn là đặc trưng cho văn hóa và gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc.

Vậy nên, khi được tới tham quan bảo tàng Sapa, Cuồng rất là thích vì ở đây Cuồng có thể thoải mái ngắm nhìn đã mắt rất nhiều bộ trang phục của các dân tộc bản địa ở Sapa. Cuồng được xem mô hình khung cửi dệt vải của người Thái để biết cách họ làm ra những bộ trang phục đó như thế nào. Cuồng được tìm hiểu người dân tộc H’mông sẽ mặc những bộ trang phục như thế nào trong đời sống hàng ngày, hay trong những dịp đặc biệt như các dịp lễ lạt, dịp tết hay trong lễ cưới hỏi, ma chay… 

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00001

 Cảnh sinh hoạt của một gia đình người Thái.

Tại góc này của bảo tàng Sapa, Cuồng có thể ngắm nhìn một góc nhà của người Thái, với các bức tường và các vật dụng gia đình đa số đều làm từ gỗ, với lối kiến trúc đặc trưng của ngôi nhà của người dân tộc, khác hoàn toàn so với những ngôi nhà xây bằng tường gạch của người Kinh mà chúng ta đã rất quen thuộc. Cuồng được thấy rõ đâu là khu họ làm việc, như khu để khung cửi dệt vải, đâu là khu sinh hoạt chung của cả gia đình.

Bảo tàng Sapa tái hiện mô hình một gia đình người Thái quây quần bên bếp lửa. Đây là nơi họ tập trung vào buổi tối để nấu nướng, dùng bữa và trò chuyện, kể cho nhau nghe về một ngày làm việc lao động của mình. Hãy cùng tưởng tượng cảnh một gia đình người dân tộc ngồi quây quần bên bếp lửa, phía bên trên có treo một số thực phẩm cần hun khói cho khô để giữ được lâu, bạn sẽ cảm nhận được tình người của người dân tộc Sapa nồng ấm và thắm đượm như chính bếp lửa vậy. 

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00008

Mô hình đám cưới người Dao đỏ.

Ở một góc khác của bảo tàng Sapa, Cuồng lại có thể thấy khung cảnh một đám cưới của người Dao đỏ. Với đa số người Kinh chúng ta hiện nay, khi làm lễ cưới, chú rể thường mặc vest, cô dâu mặc váy cưới. Đó là những hình ảnh trang phục mà chúng ta đã thường thấy rồi, nhưng chỉ tới khi đến bảo tàng Sapa, Cuồng mới có thể thấy trang phục dân tộc đặc biệt của người Dao đỏ. Cả cô dâu chú rể cùng quấn khăn đỏ, cô dâu mặc áo hoa. Những vật dụng chúng ta thường thấy trong lễ cưới của người Kinh chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết, nhưng hãy đến với bảo tàng Sapa và nhìn ngắm quang cảnh, vật dụng trong lễ cưới cổ truyền của họ, để thấy rằng những vật dụng cần thiết của họ khác với đám cưới của người Kinh ra sao, và lễ cưới của họ trông đơn sơ, giản dị, mộc mạc đến nhường nào. 

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00005

Ở một góc khác, bạn có thể chiêm ngưỡng những vật dụng hàng ngày trong cuộc sống sinh hoạt của người dân tộc bản địa ở Sapa, như những chiếc giỏ, những vật dụng để đựng đồ, những mô hình nhà sàn với những bức vách làm từ đất và ngói lợp từ rơm rạ. Ở một góc khác là gian bàn thờ, gian chứa đồ của một gia đình người dân tộc, với những chiếc cồng, chiếc chiêng treo thành một dãy trên thanh xà nhà.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00010

Nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ.

Ở một khu vực, Cuồng được chiêm ngưỡng nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ. Theo thông tin do Cuồng tìm hiểu, Lễ cấp sắc là nghi lễ truyền thống từ bao đời nay của người Dao đỏ, chàng trai dân tộc Dao đỏ sau khi trải qua lễ cấp sắc mới được coi như một người đàn ông trưởng thành cả về thể chất lẫn tư tưởng, tâm linh, tinh thần. Ngày hành lễ cấp sắc của người Dao đỏ thường diễn ra vào những tháng cuối năm. Trước khi thực hiện nghi lễ, người được cấp sắc phải kiêng nói tục chửi bậy, quan hệ vợ chồng hay để ý tới phụ nữ. Ông thầy được chọn làm lễ phải cao tay, ngày tháng được chọn vô cùng cẩn thận, người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ bản sắc. Việc cấp sắc trong gia đình được thực hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ cha đến con, từ anh đến em. Một buổi cấp sắc có thể làm được cho vài người hoặc một người nhưng phải là số lẻ. Đàn ông có vợ thường được chọn để cấp sắc trước. Điều quan trọng nhất trong lễ cấp sắc là cấp pháp danh cho người thụ lễ.

Hãy ghé thăm bảo tàng Sapa để xem trong nghi lễ cấp sắc của người Dao đỏ, bàn thờ được trang hoàng với những bức tranh thần linh ra sao và trang phục của những người tham gia buổi lễ độc đáo như thế nào nhé. Cuồng đảm bảo chuyến du lịch Sapa của bạn sẽ thêm nhiều ý nghĩa và bạn sẽ mở mang thêm rất nhiều kiến thức đấy.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00015

Nếu đã quá nhàm chán với những tòa nhà cao tầng, những con phố đông đúc chật chội của phố thị, bạn sẽ thấy rất ngạc nhiên và lạ mắt trước những mô hình nhà sàn của người Giáy, người Tày, hay nhà tường đất của người H’mông. Tất cả đều vô cùng mộc mạc, đơn sơ, như bản tính hiền lành chân chất của những người dân tộc anh em sinh sống lâu đời tại Sapa vậy.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00009

Tầng 1 của bảo tàng Sapa trưng bày rất nhiều hiện vật được xếp ngay ngắn trên những chiếc kệ gỗ, đặt dưới ánh đèn màu vàng dìu dịu, tất cả những hiện vật như ánh lên bước chân của thời gian, về những thăng trầm trong lịch sử của những cộng đồng dân tộc gắn liền với chúng.

Ngoài ra, tầng 1 của bảo tàng Sapa cũng có khu trưng bày và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Bạn có thể tìm mua mang về những món đồ nhỏ xinh hay một chiếc áo để kỷ niệm chuyên du lịch đáng nhớ tại Sapa. Những món đồ thủ công mỹ nghệ này nhắc cho Cuồng nhớ về một thời huy hoàng của đồ thủ công mỹ nghệ. Đây cũng là một hướng đi mới của người dân bản địa Sapa, trong bối cảnh du lịch Sapa đang nở rộ và thu hút ngày càng nhiều du khách thập phương.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00002

Khi đi du lịch, chúng ta đều thích mua những đặc sản địa phương, những món đồ xinh xinh về làm kỷ niệm và làm quà cho bạn bè, người thân đúng không nào? Cuồng thấy là Tầng 1 bảo tàng Sapa cũng có những gian hàng trưng bày những món đồ thổ cẩm, vật dụng… mà bạn có thể mua về làm quà. Cuồng tin chắc là bạn bè của bạn sẽ rất vui khi nhận được những món quà độc lạ do chính bàn tay khéo léo của người dân tộc ở Sapa làm ra, như những chiếc túi thơm thổ cẩm nhỏ xinh hay một chiếc khăn nhiều họa tiết độc đáo. Điều mà Cuồng vô cùng khâm phục ở những người phụ nữ dân tộc Sapa là chỉ với chiếc khung cửi gỗ đơn sơ thôi họ cũng có thể khéo léo dệt lên những chiếc khăn, chiếc váy đầy họa tiết tỉ mỉ, nhiều sắc màu đan xen nhau. Có lẽ ở đâu trên khắp đất nước Việt Nam này, bàn tay của những người bà, người mẹ, người chị cũng đầy tần tảo, chịu thương chịu khó và tỉ mẩn như vậy.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00012

Ở khu trưng bày quầy lưu niệm, bạn có thể tận mắt chứng kiến cách người phụ nữ dân tộc dệt vải. Nếu thời giờ thảnh thơi, hãy thử bắt chuyện với các bác, Cuồng tin chắc là bạn sẽ thu lượm được thêm rất nhiều hiểu biết về phong tục tập quán, về nề nếp sinh hoạt thường ngày của người dân tộc Sapa đấy. Kết thúc chuyến thăm bảo tàng Sapa, Cuồng đã mua về làm kỷ niệm một chiếc khăn treo tường rất đẹp, dệt rất cầu kỳ mà giá cả cũng phải chăng thôi.

Thực sự là tham quan bảo tàng Sapa mà Cuồng ngỡ như lọt vào một khu chợ của người dân tộc vậy, đầy màu sắc rực rỡ của những tấm thảm, tấm khăn do bàn tay tài hoa của người dân tộc Sapa làm nên được trưng bày và treo trên khắp các quầy hàng. Tất cả mang lại cho Cuồng cái cảm giác như một ngày hội, như một phiên chợ Tết của người dân tộc Sapa với vô vàn những sắc màu rực rỡ.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00014

Trong quá trình tham quan, Cuồng có làm quen và bắt chuyện với bà Sophie White, một du khách tới từ Australia. Bà White nhận định: “chúng tôi mới đến đây, chúng tôi thấy thích thú khi được đi xem đồ thổ cẩm, đồ thêu tay, thật tuyệt, tôi đã tìm hiểu thêm được nhiều điều mặc dù mới đến đây”.

Xem thêm:

Review Cực Chi Tiết 20 Địa Điểm Du Lịch Sapa Cho Người Chưa Từng Đi Sapa

10 Địa Điểm Du Lịch Sapa Hot Nhất - Lưu Lại Ngay Để Không Phải Tiếc Nuối

Top Những Điểm Tham Quan Nổi Bật Nhất Ở Sapa


Lưu ý khi tham quan vui chơi tại bảo tàng Sapa:

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00013

Một lưu ý nhỏ với các bạn khi tham quan bảo tàng Sapa là giống như các bảo tàng khác, du khách được khuyến cáo không sờ vào hiện vật nhằm đảm bảo các hiện vật không bị hư hại, hỏng hóc. Cuồng biết là ngày nay khi đi du lịch, rất nhiều bạn trẻ có thới quen chụp ảnh bên các hiện vật để khoe với bạn bè trên Facebook và lưu giữ kỷ niệm về chuyến tham quan tới một bảo tàng dân tộc độc lạ như thế này. Tuy nhiên, các bạn lưu ý chỉ đứng cạnh các hiện vật thôi, hoặc đứng ngoài khu vực có chăng dây ngăn cách, không sờ và dịch chuyển các hiện vật. Hãy là những vị khách du lịch lịch sự, có ý thức để tránh những sự cố đáng tiếc các bạn nhé.

Dịp cuối tuần, bảo tàng Sapa hơi đông khách tham quan nên bạn có thể phải đợi hơi lâu một chút để có thể vào bảo tàng tham quan. Hoặc bạn có thể chọn lựa đi du lịch Sapa vào các ngày trong tuần và đi tham quan bảo tàng Sapa vào các ngày trong tuần để đỡ đông du khách, thuận tiện nhìn ngắm đọc thông tin về các hiện vật mà không lo cảnh chen chúc đông đúc nhé.

Những điểm tham quan hấp dẫn gần bảo tàng Sapa:

Sau một ngày tham quan bảo tàng Sapa, nếu bạn đi tour du lịch Sapa 2 ngày một đêm hoặc tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm thì những ngày còn lại, bạn có thể dành thời gian đi tham quan rất nhiều điểm du lịch Sapa nổi tiếng khác như các bản của dân tộc thiểu số, thung lũng Mường Hoa, nhà thờ đá cổ Sapa, núi Hàm Rồng, bản Cát Cát…

Thung lũng Mường Hoa

Nằm tại xã Hầu Thào, cách trung tâm thị trấn Sapa gần 12 km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sapa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao, khách du lịch sẽ đến với thung lũng Mường Hoa. Du khách đến đây sẽ được đắm mình trong khí trời trong xanh pha trộn với những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp, những dãy núi ẩn trong sương trắng, thấp thoáng những ngôi nhà đơn sơ, những cây cổ thụ to lớn và thiên nhiên tươi đẹp.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00007

Đến với thung lũng Mường Hoa, bạn sẽ nhìn thấy những thửa ruộng bậc thang xanh mát mắt trải dài tít tầm mắt. Cuồng rất ấn tượng với những thửa ruộng bậc thang của các dân tộc Sapa, cảm tưởng nhìn như một bức tranh và Cuồng thực sự khâm phục làm sao người dân tộc ở Sapa có thể tạo nên những thửa ruộng đều tăm tắp theo từng bậc thang như vậy ở các sườn đồi, sườn núi.

Thung lũng Mường Hoa còn có những dòng suối mát lạnh ngoằn nghèo, uốn lượn chạy dọc thung lũng bên các thửa ruộng bậc thang. Vào mùa lúa chín, những thửa ruộng bậc thang biến thành màu vàng lúa chín thay vì màu xanh mát mắt trước kia. Nếu bạn đến thăm thung lũng Mường Hoa vào cuối xuân đầu hè, khi bà con dân tộc lấy nước cho các thửa ruộng, những thửa ruộng này giống như những tấm gương màu trắng bạc, phản chiếu mây trời, cảnh vật xung quanh. Nói chung là Cuồng thấy biển xanh lúa hay biển lúa vàng cũng đều đẹp cả, chụp ảnh cả khung cảnh rộng cực kỳ đẹp mắt với những đường cong uốn lượn của các thửa ruộng bậc thang luôn.

Một du khách người Anh mà Cuồng quen trong chuyến tới thăm những thửa ruộng bậc thang ở Mường Hoa đã phải thốt lên rằng: “giờ thì tôi đã hiểu vì sao Telegraph bình chọn ruộng bậc thang Sapa là một trong những ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới rồi”.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00002

Bãi đá cổ Sapa.

Thung lũng Mường Hoa còn có những đoạn thác ghềnh với những tảng đá hình thù khá bắt mắt. Đến dòng suối Tả Văn, bạn có thể nghỉ ngơi, tắm mình trong dòng nước trong vắt. Cuồng khuyên các bạn sinh viên, các nhóm bạn học cùng nhau đi du lịch Sapa nên đi vào mùa hè để thỏa sức chơi đùa, lội qua dòng suối nước trong mát. Chỉ tưởng tượng cảm giác đưa chân xuống dòng suối nghịch nước thôi mà Cuồng đã thấy mát lạnh cả người rồi.

Thung lũng Mường Hoa còn có bãi đá cổ Sapa. Đây là di tích có diện tích khoảng 8 km vuông, được phát hiện vào năm 1925. Khu vực bãi đá cổ Sapa trải rộng với gần 200 khối đá. Nhưng điều đặc biệt là những khối đá này có hình dạng vô cùng phong phú và độc đáo như hình bậc thang, con người, con đường, chữ viết. Thiên nhiên tạo hóa thật là thần kỳ khi tạo ra những khung cảnh như vậy phải không các bạn? Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia và là di sản độc đáo của người Việt cổ. Rất nhiều nhà khoa học cả trong và ngoài nước đã tới khu vực bãi đá cổ này nghiên cứu những chữ viết kỳ lạ trên các tảng đá mà vẫn chưa thể phát hiện ra nguồn gốc cũng như quá trình hình thành những tảng đá này đấy.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00001

Mường Hoa là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như H’Mông, Tày, Tả Van. Bạn có thể đến thăm bản làng của các dân tộc H’Mông, Dao đỏ và Giáy. Biết đâu bạn sẽ được chính những người dân bản địa dẫn tới thăm các thửa ruộng bậc thang và kể cho bạn nghe về quá trình canh tác của họ, Cuồng đảm bảo là có rất nhiều điểm khác biệt với nền văn minh lúa nước của người Kinh đấy.

Nếu bạn đến thung lũng Mường Hoa vào những ngày đầu năm mới, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm lễ hội mừng năm mới của xã Tả Van. Lễ hội này còn được biết đến với tên gọi Pooc Roong. Ban đầu, nó chỉ là lễ hội truyền thống của dân tộc Giáy, sau nhiều năm, nó đã trở thành lễ hội chung của toàn thung lũng Mường Hoa.

Nhà thờ đá Sapa

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00003

Nhà thờ Sapa tọa lạc trên một vị trí đắc địa tại ngay trung tâm thị trấn Sapa, với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, nơi diễn ra những lễ hội đầy màu sắc của phố núi. Nhà thờ Sapa được xây dựng từ năm 1895 và mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp.

Hình dạng và kiến trúc nhà thờ được xây theo hình chữ thập theo kiến trúc gotic la mã, thể hiện ở những mái nhà, tháp chuông, mái vòm… đều là hình chóp. Nhìn từ bên ngoài, nhà thờ đá Sapa toát lên màu sắc cổ kính, phong sương, với những tòa nhà lát mặt ngoài bằng đá đã nhuốm màu rêu phong. Điểm đặc biệt là chất kết dính những khối đá này với nhau bao gồm cát, vôi và mật mía.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00001

Cuồng đặc biệt ấn tượng với những ô cửa sổ được lắp kính màu tái hiện lại những câu chuyện, những sự tích liên quan tới các vị thánh trong đạo Thiên Chúa. Ngày hôm đó tại nhà thờ Sapa, Cuồng đã đi ngắm từng ô cửa một để cố gắng tìm hiểu từng câu chuyện được mô tả trong những bức tranh. Khi đi du lịch Sapa, bạn hãy nhớ ghé qua nhà thờ đá nhé, mỗi ô cửa sổ sẽ nói cho bạn về cuộc đời của Đức Chúa đấy.

Nhà thờ đá Sapa gồm 7 gian rộng hơn 500 m vuông, phần tháp chuông cao 20 m. Trong tháp có quả chuông nặng 500 kg, khi đánh chuông thì tiếng ngân vang trong gần một cây số. Với tổng diện tích hơn 6.000 m vuông, nhà thờ đá Sapa có đủ chỗ cho việc bố trí các khu gồm: khu nhà thờ, dãy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu vườn Thánh.

Giáo đường trung tâm được sơn trắng, với cấu trúc mái hình chóp nhọn, những dãy bàn ghế kê gọn gàng hai bên lối đi. Khi bước vào giáo đường, Cuồng liền cảm thấy một không gian uy nghi trầm lắng, tĩnh tại, cách xa những âm thanh huyên náo xô bồ ngoài kia.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00002

Việc chọn hướng nhà thờ có ý nghĩa quan trọng với người Công giáo. Đầu di tích quay về phía Đông, là hướng đón mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng thiên chúa. Cuối nhà thờ, khu hướng Tây, là nơi sinh thành của Chúa Kito. Các hoạt động cầu nguyện của người theo đạo Thiên Chúa ở bản địa diễn ra vào mỗi dịp cuối tuần. Đây cũng là nơi sinh hoạt chính của các giáo dân tại Sapa.

Nhà thờ đá Sapa là địa điểm du lịch Sapa không thể không nhắc đến với những ai đến thăm thị trấn mù sương này. Ngay trước nhà thờ đá Sapa là khu quảng trường rộng lớn, nơi tổ chức những phiên chợ tình vào các thứ bảy hàng tuần với sự tham gia của rất nhiều chàng trai cô gái dân tộc, với tiếng khèn gọi bạn dập dìu và vô số những người dân tụ tập trao đổi mua bán, tạo nên phong cảnh nhộn nhịp và bản sắc riêng của các phiên chợ vùng cao phía Bắc Việt Nam.

Ấn tượng đầu tiên của Cuồng với nhà thờ đá Sapa là khi đi taxi từ xa tiến lại khu trung tâm thị trấn Sapa đã thấy một tòa nhà cổ kính với chóp nhọn lấp ló trong sương mù, nổi bật lên so với khung cảnh gồm các nhà hàng, khách sạn hiện đại xung quanh. Nhà thờ đá Sapa thật sự đã mang đến cho thị trấn du lịch sầm uất này một nét cổ xưa, trầm mặc và rất đỗi yên bình.

Núi Hàm Rồng.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00006

Ngọn núi này nằm ở ngay sau nhà thờ đá Sapa, cách trung tâm thị trấn chưa đến 3 km nên việc đi lại khá thuận tiện. Đây là một trong những ngọn núi nổi tiếng nhất của Sapa. Nếu đã đi tour du lịch Sapa thì rất ít người bỏ qua núi Hàm Rồng trong hành trình của mình. Các công ty lữ hành du lịch cũng thường giới thiệu núi Hàm Rồng trong lịch trình tour du lịch Sapa trọn gói cho du khách.

Sở dĩ ngọn núi này có tên là núi Hàm Rồng vì mô tả chính hình dáng của ngọn núi như một đầu rồng hướng lên trời xanh. Đi kèm với ngọn núi này là một truyền thuyết khá thú vị từ xa xưa. Tương truyền, tại khu vực này thời trước có một đôi rồng uyên ương bị một trận hồng thủy chia lìa. Chàng rồng mạnh mẽ may mắn thoát được còn nàng rồng do đuối sức hơn nên bị nhấn chìm vào dòng nước, chỉ biết ngước đầu lên nhìn chàng rồng bay về trời. Theo thời gian, nàng rồng hóa đá, thân thể trở thành dãy Hoàng Liên Sơn còn phần đầu hóa thành núi Hàm Rồng. 

Khi đi du lịch Sapa, Cuồng nghỉ tại một khách sạn ngay cạnh nhà thờ đá Sapa nên từ đây đi bộ đến núi Hàm Rồng chỉ mất một quãng ngắn. Nếu muốn tiết kiệm năng lượng để leo núi hoặc sợ lạc, sợ không biết đường thì các bạn có thể thuê xe ôm hoặc một số khách sạn ở Sapa hiện có dịch vụ cho thuê xe kèm người lái rất tiện. Một điều Cuồng muốn lưu ý bạn là thời tiết Sapa thông thường khá mát mẻ, se lạnh. Núi Hàm Rồng thì còn leo cao lên nữa nên bạn nhớ mặc quần áo ấm nếu đi tour du lịch Sapa vào mùa đông hoặc thậm chí đi vào mùa hè thì cũng cần mặc quần áo ấm kẻo lạnh. Đợt Cuồng đi Sapa thì giá vé tham quan núi Hàm Rồng là 70.000 VNĐ/vé. Giá vé có thể tăng trong từng thời điểm tùy thuộc quy định của ban quản lý.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00001

Đường đi lên núi Hàm Rồng đã được lát bậc tam cấp đá nên khá dễ đi và an toàn. Càng đi lên cao thì bạn sẽ càng gặp nhiều cảnh đẹp khác nhau. Đầu tiên là vườn hoa lan với hàng trăm loài lan quý hiếm cùng nhau khoe sắc. Sau đó là vườn đào cổ thụ, điểm xuyết sắc trắng của hoa lê, hoa mận. Cuồng đặc biệt thích đi tour du lịch Sapa vào mùa xuân và chắc chắn, lần nào cũng phải lên núi Hàm Rồng để ngắm nhìn khung cảnh núi rừng ngập trong sắc hoa đào màu hồng phấn. 

Trên núi Hàm Rồng còn có vườn đá Thạch Lâm, gồm nhiều vách đá khổng lồ, được thiên nhiên ban tặng cho khung cảnh độc đáo và hùng vĩ. Người xưa khéo tưởng tượng ra những khối núi đá này như vây, lông của nàng rồng. Khi đi tham quan khu vực rừng đá Thạch Lâm với hàng trăm ngọn đá dựng đứng, du khách có cảm tưởng như lọt vào một mê cung đá chẳng biết lối ra.

Sân Mây.

Rất nhiều bạn đi du lịch Sapa đều muốn tới núi Hàm Rồng để săn mây trên đỉnh núi. Đứng trên sân mây giữa sắc trắng của những đám mây bao la vô tận, Cuồng cảm tưởng như lạc vào một thế giới bồng lai tiên cảnh nào đó. Khung cảnh thiên nhiên vô cùng thoát tục đã giúp Cuồng bắt được rất nhiều tấm ảnh phong cảnh nghệ thuật.

Cổng trời.

Trên đường đi tới Sân Mây, bạn sẽ bước qua Cổng Trời. Toàn là những cái tên nghe rất thơ mộng phải không nào, Cổng Trời như là con đường dẫn bạn lên tới Sân Mây, tới vùng mênh mông mây hòa sương trắng huyền bí kỳ ảo như được lên trời luôn vậy đó. Đường qua Cổng Trời thường có mây mù phủ kín rất kỳ ảo, mỗi bước chân như thể lạc vào cõi mơ. 

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00002

Lên tới đỉnh núi Hàm Rồng rồi, cảm giác như thể bạn đứng trên đỉnh của thế giới vậy. Đứng từ ngọn núi cao 2.000 m này, bạn có thể đưa mắt ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh thị trấn Sapa bên dưới. Hãy lên tới đỉnh núi và nhìn ra bốn phía xung quanh để thấy núi non trùng điệp, thấy những bản làng mờ trong sương sớm, để thấy thiên nhiên Việt Nam ta thật tươi đẹp và hùng vĩ biết bao. Đứng trước thiên nhiên huy hoàng, ta chợt cảm thấy con người thật nhỏ bé. 

Núi Hàm Rồng được mệnh danh là “nàng tiên du lịch của Sapa”. Cảnh sắc thiên nhiên hoang dã kỳ thú, đường lên núi không quá khó đi nhưng vẫn khơi gợi lên cảm giác chinh phục, vô cùng phù hợp với các bạn có máu phượt hay những bạn thích du lịch mạo hiểm, các câu lạc bộ leo núi.

Trong trường hợp các đoàn đi du lịch Sapa đông người, có trẻ nhỏ hoặc người già bạn nên đặt tour du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm hoặc tour du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm tại các công ty lữ hành du lịch để vừa có hướng dẫn viên mô tả cho bạn chi tiết những điều thú vị ở từng chặng dừng chân mà còn đảm bảo an toàn khi leo núi nữa bạn nhé.

Bản Cát Cát

Khi đi tour du lịch Sapa trọn gói, bạn có thể nhân tiện ghé thắm bản Cát Cát. Đây là một bản nhỏ tại xã San Sả Hồ, Lào Cai. Đây là một bản vùng cao nằm giữa núi non bạt ngàn hùng vĩ, với rất nhiều đặc sản địa phương nghe thôi đã thấy thèm như rượu ngô, thịt trâu gác bếp, các loại trái cây. Hãy thử rời xa cuộc sống ồn ào xô bồ nơi phố thị và hòa mình vào cuộc sống yên bình, trầm lắng của những của những người dân tộc thiểu số. Hôm đó, Cuồng đã cùng nhóm bạn thách nhau không dùng điện thoại mà học cách cùng sinh hoạt và lao động của những người dân địa phương. Cuồng nghĩ đây là một cách rất hay nếu bạn muốn tìm hiểu về văn hóa, lối sống của con người ở một nơi nào đó.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00001

Con đường từ thị trấn Sapa đến bản Cát Cát dài khoảng 2 km. Trên con đường đó, bạn sẽ bị hớp hồn bởi khung cảnh đất trời bao la hùng vĩ, một bên là những dãy núi cao trùng trùng, một bên là thung lũng Sapa. Con đường quanh co này khá dốc và ở vị trí cao hơn bản Cát Cát nên bạn sẽ được ngắm nhìn toàn bộ bản làng từ trên cao với những nếp nhà san sát nhau lẫn trong chùm cây lá.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00002

Bước qua cánh cổng dẫn vào bản, là tới con đường lát đá hẹp nằm giữa 2 dãy nhà lợp mái lá bày bán đủ các loại đồ lưu niệm từ thổ cẩm do người dân tộc tự tay làm ra. Khu vực trung tâm bản Cát Cát là con suối Hoa tung bọt trắng xóa, với những chiếc cầu tre bắc chênh vênh trên con nước, những cối xay nước khổng lồ, những căn nhà mái lá mộc mạc. Đi sâu thêm nữa là thác Cát Cát trắng xóa trong khung cảnh ghềnh đá núi non như một bức tranh thủy mạc.

khach-san-2-sao-gan-cho-dem00003

Bản Cát Cát là nơi sinh sống của các gia đình người Mông với những ngôi nhà nép bên sườn đồi. Đến với bản Cát Cát, bạn sẽ được hòa mình vào điệu múa dập dìu của các cô gái Mông, điệu khèn, tiếng đàn môi say đắm lòng người của các chàng trai dân tộc cũng như những điệu nhảy sạp rộn rã. Người Mông ở Cát Cát còn phát triển các nghề dệt vải lanh, đan lát, chạm trổ bạc, làm đồ trang sức và rèn nông cụ. Bạn cũng có thể thuê các bộ trang phục truyền thống để thực sự cảm thấy mình như một phần của người dân địa phương.

Vậy là Cuồng đã review chi tiết cho bạn về bảo tàng Sapa và những địa điểm du lịch Sapa gần đó rồi. Hy vọng là bài viết của Cuồng sẽ giúp ích để bạn lên lịch trình khám phá hết những cảnh đẹp, những chốn ăn chơi tại Sapa và có chuyến du lịch Sapa đáng nhớ. Ngoài ra, các bạn có thể đặt các tour du lịch Sapa trọn gói để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất về lịch trình nhé!

Khách sạn đã xem