NHÀ TÙ PHÚ QUỐC VÀ 5 ĐIỀU LẦM TƯỞNG KHỦNG KHIẾP MÀ KHÔNG AI NHẮC
08/12/2024 81223
Nếu bạn đã từng đi du lịch Phú Quốc và ghé thăm nhà tù Phú Quốc thì chắc sẽ được nghe HDV hay thuyết minh viên giới thiệu rất nhiều về những màn tra tấn dã man, những câu chuyện rợn người hay cả những cuộc vượt ngục li kì tại địa điểm du lịch Phú Quốc này. Tuy nhiên ở nhà tù Phú Quốc có những chuyện nhầm lẫn mà hầu như chưa ai nói cho bạn biết. Hoặc dù bạn đã biết thì cũng chưa chắc gì đã biết hết về 5 điều lầm tưởng khủng khiếp về nhà tù Phú Quốc sau đây nha! Muốn biết đó là lầm tưởng gì thì thì hãy xem hết video này của Cuồng bạn sẽ rõ nhé!
1.Nhà tù Phú Quốc không phải nhà tù Côn Đảo
Có lẽ bởi đặc điểm của nhà tù Côn Đảo và nhà tù Phú Quốc cũng na ná nhau cho nên nhiều khách du lịch Phú Quốc lại nhầm nhà tù Phú Quốc là nhà tù Côn Đảo. Có nhiều khách đặt tour du lịch Phú Quốc cũng yêu cầu đi nhà tù Côn Đảo, đây là sự thật 100% nha, Cuồng du lịch đã nhiều lần phải giải thích 2 nhà tù này khác nhàu rồi. Cả 2 nhà tù này đều là nơi giam giữ tù nhân chiến tranh, là di tích lịch sử, và cũng nằm trên một hòn đảo xa xôi nên hầu như 10 khách đi tour du lịch Phú Quốc hỏi về lịch trình tham quan Phú Quốc của mình thì hết 8 người nói muốn ghé qua nhà tù Côn Đảo. Tuy nhiên ở Phú Quốc chỉ có nhà tù Phú Quốc – đây được ví như “địa ngục trần gian” đã giam cầm hàng nghìn tù nhân yêu nước trong thời kì chiến tranh. Tuy nhiên, có 1 số đoàn khách có trẻ em, em bé hoặc là đi du lịch Phú Quốc vào những dịp lễ tết thì hay kiêng kị đến nhà tù Phú Quốc. nhưng mà Cuồng du lịch thấy cũng không có vấn đề gì lắm. Ai kiêng kị gì thì cứ ở ngoài xe, hoặc qua nhà thùng nc mắm Phụng Hưng đối diện nhà lao Cây Dừa để tham quan mua sắm, còn ai muốn tìm hiểu về lịch sử nc nhà thì vào trong tham quan nhà tù Phú Quốc nha.
Nhà tù Phú Quốc nằm tại địa chỉ số 350 Nguyễn Văn Cừ, thuộc xã An Thới, huyện đảo Phú Quốc. Đây là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng của du lịch Phú Quốc. Mỗi năm nhà tù Phú Quốc đón hơn 10 nghìn lượt khách ra vào tham quan.
Phần lớn du khách đến tham quan nhà tù Phú Quốc vì rất nhiều nguyên do. Vì tò mò với những màn tra tấn tù nhân dã man cũng có mà vì muốn tìm hiểu về một thời lịch sử hào hùng dân tộc trong thời chiến tranh cũng có, hay chỉ đến vì nó nằm trong chương trình tour tham quan Phú Quốc cũng có. Nhưng cảm động hơn hết là những cô những chị có người thân là cha là ông và thậm chí là chồng từng bị giam giữ tại nhà tù Phú Quốc này. Họ đến để được tìm lại những gì còn sót lại dù chỉ là ký ức đau thương hay chỉ vì một cái tên được khắc trong nhà tưởng niệm. Bên cạnh đó các tù nhân Phú Quốc ngày xưa may mắn vượt ngục thành công hoặc được thả sau khi đất nước giải phóng cũng tìm về. Họ tìm lại nhà tù Phú Quốc với mong mỏi tìm lại những anh em đồng chí đã từng hy sinh tại địa ngục trần gian này. Ngoài ra có một thông tin khác là nhà tù Phú Quốc được đưa vào vận hành sau khi nhà tù Côn Đảo đã quá tải. Mỗi nơi đều mang cho mình một nỗi đau riêng. Bởi vậy bạn hãy nhớ rằng ở Phú Quốc chỉ có nhà tù Phú Quốc không có nhà tù Côn Đảo nha!
2.Nhà tù Phú Quốc là di tích lịch sử, đã ngưng hoạt động chứ không phải là nhà giam
Với một số du khách chưa tìm hiểu gì về du lịch Phú Quốc thì lại tưởng rằng nhà tù Phú Quốc hiện nay là một trại giam giữ những người vi phạm pháp luật trên đảo. Thật ra thì cũng đúng, nhà tù Phú Quốc là nơi giam giữ phạm nhân. Tuy nhiên đó là chuyện của lịch sử, là nơi mà những người tù yêu nước dám đứng dậy đấu tranh vì độc lập dân tộc đã bị bắt và giam giữ tại đây.
Nhà tù Phú Quốc được công nhận là di tích lịch sử quốc gia bởi Bộ Văn hóa – thông tin vào năm 1995. Di tích nhà tù Phú Quốc được phục dựng để tái hiện lại lịch sử khu trại giam tù binh cộng sản tại Phú Quốc – minh chứng sống động nhất về tội ác của đế quốc thực dân. Bên cạnh đó, còn có nghĩa trang liệt sỹ - nơi các chiến sĩ cộng sản đã anh dũng hy sinh trước sự tra tấn dã man, hay tượng đài hình nắm tay – mang ý nghĩa biểu trưng cho sự hiên ngang, tinh thần vùng lên đấu tranh của những tù binh Phú Quốc trước sự đàn áp của quân xâm lược.
Địa điểm du lịch Phú Quốc này là một bằng chứng sống động ghi dấu tội ác vô cùng dã man của chế độ thực dân, đế quốc xâm lược, đồng thời nói lên tinh thần bất khuất đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng. Tù binh chiến tranh tại nhà tù Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn rất dã man như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống… Song với ý chí kiên cường, dũng cảm mưu trí, anh em đã đối phó với chúng bằng nhiều hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, phân hoá hàng, ngủ địch, diệt ác ôn, tổ chức vượt ngục…
Xem thêm: Review Chi Tiết 16 Địa Điểm Du Lịch Phú Quốc
3.Nhà tù Phú Quốc do Pháp xây – Mỹ dùng nhưng Việt trị
Đây là cả 1 quá trình dài trong lịch sử hình thành nên nhà tù Phú Quốc.Vốn là một trại giam do thực dân Pháp xây dựng để giam cầm những người Việt Nam yêu nước, đến năm 1967 với sự gia tăng sự can thiệp của Mỹ vào chiến trường Việt Nam ra tăng, những cuộc càn quét chiến sỹ yêu nước ra tăng vì vậy chính quyền Sài Gòn xây dựng lại Nhà lao Cây Dừa hay còn gọi là Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc, hay Trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc trên diện tích khoảng 400ha.
Cụ thể nhà tù Phú Quốc qua từng thời kì như sau:
Nhà tù Phú Quốc thời Pháp thuộc:
-Tháng 9/1946, thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Phú Quốc. Địch chọn Phú Quốc để lập nhà tù lớn nhất Đông Nam Á, giam cầm các chiến sĩ cách mạng, vì hòn đảo này có vị trí quân sự chiến lược, xa đất liền, xa các cơ quan báo chí ngôn luận để chúng dễ bề đàn áp tù nhân. Giữa năm 1953, Pháp dùng doanh trại của đám tàn quân Quốc Dân đảng để xây dựng nhà tù, gọi là Căng Cây Dừa. Nhà tù có diện tích khoảng 40 ha, hình chữ nhật, chia làm bốn trại A, B, C, D. Toàn Căng có hàng rào thép gai dày bao quanh, phía trên mắc dây điện trần và đèn bảo vệ. Chòi canh thường xuyên có lính gác. Mỗi cổng lại có một tiểu đội lính tuần tiễu được trang bị tiểu liên và súng trường. Vành ngoài có công sự chiến đấu. Số lượng tù binh thời kỳ này có khoảng 6.000 người. Đến tháng 4/1954 thì có khoảng 14 nghìn tù nhân đều là nam giới. Trong quá trình bị giam giữ và tra tấn man rợ của Pháp. Tù nhân cộng sản tại Trại Cây Dừa đã đấu tranh bất khuất kiên cường, cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào cách mạng. cũng trong thời gian này đã có 200 tù binh vượt ngục và 99 người chết do bị tra tấn.
-Sau Hiệp định Genever, tháng 7 năm 1954 Pháp trao trả tù binh và quyền quản lý nhà tù cho phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà lao Cây Dừa lại bước sáng một giai đoạn mới, dã man và kinh hoàng hơn.
Nhà tù Phú Quốc thời Mỹ-Ngụy:
-Sau khi Pháp trao trả tù binh và giao quyền kiểm soát nhà tù cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ cộng hòa. Vào cuối năm 1955, một trại giam mới đã được xây ở địa điểm Căng Cây Dừa cũ, với diện tích rộng 4 ha, đặt tên là Trại huấn chính Cây Dừa hay còn gọi là Nhà lao Cây Dừa. Khác với lúc trước, nhà tù kỳ này được phân chia thành nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam phụ lão. Trại chiếm diện tích khoảng hơn 20.000 m2. Xung quanh có ba lớp rào dây kẽm gai cao 2,6m. Ngoài ra có 14 tháp canh.
-Bắt đầu cho những ngày u tối, ngày 2 tháng 1 năm 1956, 598 người tù từ trại Trung tâm huấn chính Biên Hòa được đưa đến đề lao Gia Định. Tại nhà lao Gia Định, 598 được lập hồ sơ rồi đưa xuống tàu vận tải Hắc Giang chở về Phú Quốc. Về sau còn có thêm một số tù chính trị thuộc diện “Việt Cộng” hoặc “thân Cộng” cũng được đưa đến Trại huấn chính Cây Dừa để giam giữ.
-Sau 7 tháng kể từ ngày giam giữ (từ tháng 2 – 9 năm 1956). Nhiều cuộc tổ chức vượt ngục đã diễn ra với hơn 100 tù nhân, trong đó có một số người bị bắn chết khi vượt rào. Nổi bật trong cuộc vượt ngục này là sự có mặt của các nhân vật như Phạm Văn Khỏe (em ruột của Phạm Hùng – thủ tướng thứ hai của Việt Nam cộng Hòa) và đồng chí Mai Thanh (Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Rạch Giá).
-Trước tình hình bất ổn này, năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đã đưa số tù chính trị ở “Trại huấn chính Cây Dừa” về đất liền, và đây một số ra nhà tù Côn Đảo. Khi chiến tranh Việt Nam leo thang, số tù binh và tù chính trị tăng cao, chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng thêm nhiều trại giam tù binh ở Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn… Riêng tại Phú Quốc, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa xây thêm một trại giam rộng 400 ha ở thung lũng An Thới, cách “Căng Cây Dừa” cũ 2 km.
4.Di tích nhà tù Phú Quốc hiện nay không phải là nguyên bản mà được phục dựng
Khuôn viên của khu di dích Nhà lao Cây dừa không rộng lắm, nhưng có thể nói nơi đây đã tái hiện lại chân thực nhất những minh chứng hào hùng của những chiến sĩ cộng sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Bởi bất kể khu vực trưng bày trong nhà hay ngoài trời thì các hiện vật nguyên gốc vẫn còn được lưu giữ và vị trí của chúng cũng gần như không thay đổi, giúp khách du lịch Phú Quốc cảm nhận và hình dung một cách chân thực nhất về những màn tra tấn man rợn tại nhà tù Phú Quốc – nơi được gọi là địa ngục trần gian trong thời kỳ chiến tranh, nơi khiến người xem cũng phải kinh ngạc và hãi hùng về sự tàn ác của chế độ thực dân và đế quốc.
Khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc ngày nay không rộng, nằm trên khu vực chính nhà lao cũ, có nhà trưng bày hiện vật xây hai tầng và khu trưng bày ngoài trời những hiện vật nguyên gốc và hầu như giữ nguyên vị trí. Bên trong là phòng trưng bày và lưu giữ các hiện vật, hình ảnh của nhà tù, các tù binh cộng sản đã anh dũng hy sinh, phòng chiếu phim tư liệu tái hiện lại sự đấu tranh anh dũng, kiên cường của những tù binh cộng sản Phú Quốc, và quá trình vượt ngục của các cựu tù binh tại đây. Phía bên ngoài Nhà lao là những chuồng cọp, những hàng rào gai nhọn – nơi đã giam cầm ý chí cách mạng và thực hiện những màn tra tấn tù binh cộng sản một cách dã man và tàn ác nhất, như: đóng đinh, chiếu đèn, chích điện, lộn vỉ sắt, đục da, thiêu/chôn sống, đụt răng, gõ thùng.
Những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã phục hồi, tôn tạo một số hạng mục công trình như: 5 nhà tiền chế gồm nhà giam, nhà ăn, nhà bếp và hai nhà canh giữ của giám thị; phục hồi đường ngầm vượt ngục, một đoạn hàng rào kẽm gai, chòi canh, chuồng cọp, đài tưởng niệm ở nghĩa địa tù binh và nhà trưng bày bổ sung di tích… để khách du lịch Phú Quốc đến tham quan nhà tù có được cái nhìn chân thực nhất về địa điểm du lịch Phú Quốc này.
Mỗi năm khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc đón hàng vạn lượt khách tới thăm. Họ là những tù nhân cũ trở về thăm lại nơi mình bị giam giữ trước đây; là những du khách mọi lứa tuổi ở khắp các miền đất nước, đặc biệt lớp trẻ khi đến du lịch Phú Quốc chắc chắn sẽ tới thăm di tích này; là những vị khách nước ngoài. Còn học sinh của hòn đảo này thường đến đây để tìm hiểu về lịch sử của Phú Quốc và cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ cách mạng.
5.Tại nhà tù Phú Quốc chỉ giam giữ chứ không có chôn người tù
Nhiều khách du lịch đi tour Phú Quốc tham quan di tích nhà tù Phú Quốc thường hay sợ ma, hay nghĩ là do trong nhà tù Phú Quốc có hình phạt là những hố chôn người tập thể nên nghĩ rằng trong nhà tù Phú Quốc có chôn người nhưng thực tế là những người chết trong nhà tù đều được đưa qua nghĩa trang gần đó hết.
Nhà giam ở nhà tù Phú Quốc có iện tích 100m2, giam giữ từ 70 đến 120 người, có lúc nhiều hơn. Nhà giam này ban đầu nền bằng đất tuy nhiên sau đó có nhiều cuộc vượt ngục của các tù binh nên Mỹ cho tráng nền xi măng, khung sắt, mái tôn nên ban ngày rất nóng, đêm thì lạnh. Lúc đông người phải thay đổi nhau, người này nằm, người kia phải ngồi.
Xem thêm: 10 Bí Kíp Cho Tour Phú Quốc 3 Ngày 2 Đêm Giá Rẻ
6.Về nhà tù Phú Quốc
Lịch sử nhà tù Phú Quốc
- Năm 1949 khi quân Trung Hoa Quốc dân đảng thua trận trước Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chạy sang Việt Nam, lúc bấy giờ được Pháp đưa ra đóng quân tại phía nam đảo Phú Quốc, lực lượng này có 3 vạn, ở một thời gian sau đó quay về Đài Loan theo Tưởng Giới Thạch. Họ bỏ lại nhà cửa đồn điền, thực dân Pháp thấy vậy tận dụng nhà cửa có sẵn lập ra nhà tù rộng khoảng 40 hecta gọi là “Trại Cây Dừa” nhốt tù binh gần 14.000 người. Tháng 7 năm 1954, sau Hiệp định Genève, Pháp trao trả cho phía Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hầu hết tù binh ở trại này.
- Cuối năm 1955, Ngô Đình Diệm cho xây dựng một trại giam kiên cố ở “Trại Cây Dừa cũ” với diện tích 4 hecta, chia các nhà tù ra thành 3 khu : khu nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam tù phụ lão, đặt tên là “Trại Huấn Chính Cây Dừa” còn gọi là Nhà Lao Cây Dưa.
- Năm 1956, tù binh vượt ngục nhiều thấy tình hình bất ổn, năm 1957 nhà nước Sài Gòn đã đưa các tù binh về đất liền và một số đưa ra côn đảo.
- Năm 1966, chiến tranh Việt Nam leo thang, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho xây dựng nhiều nhà tù ở các tỉnh như : Biên Hòa, Pleiku, Đà Nẵng, Cần Thơ, Quy Nhơn…còn ở Phú Quốc họ cho xây dựng một nhà giam 400 hecta ở thung lũng An Thới cách “Căng Cây Dừa cũ” 2km, chia thành 4 khu : A,B,C,D với hơn 400 nhà giam đặc tên là “Nhà Giam Tù Binh Cộng Sản Việt Nam”. Nhà tù được quản lý nghiêm ngặt bởi các cố vấn Mỹ đặt ra. Từ đó nhà tù Phú Quốc trở thành một trung tâm giam tù bình của toàn Việt Nam Cộng Hòa, giam giữ hơn 32.000 tù binh. Vào tháng 5-1969 tù binh đã tổ chức vượt ngục thành công tại khu B2.
- Nhà tù này áp dụng những nhục hình tàn bạo nhất mà các tù binh phải gánh chịu như : Đóng đinh, chuồng cọp kiễm gai, ăn cơm nhạt, lộn vĩ sắt, gõ thùng, đục răng, đóng kim, lấy bao trùm tù binh rồi ném vào chảo nước sôi,..
- Năm 1971, một điều tra viên của Sứ quán Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa báo cáo về sự đánh đập tù nhân tại Phú Quốc vẫn tiếp diễn. Sau các kết quả điều tra của MACV và Sứ quán Mỹ, Tướng Cao Văn Viên, tổng chỉ huy QLVNCH, vẫn khẳng định rằng các đoàn kiểm tra của tổ chức Chữ thập Đỏ quốc tế đã báo cáo sai lệch về tình trạng ở nhà tù.
- Sau khi giải phóng 1975 nhà tù Phú Quốc đã bị tàn phá bởi chiến tranh.
- Năm 1995, Bộ văn hóa thông tin đã công nhận đây là một di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc, và phục dựng lại các khu trại giam, làm các tượng tù binh bị tra tấn, để sau này con cháu nhìn đó mà thấy được sự tàn ác của chế độ lúc bấy giờ, đồng thời cho thấy được sức mạnh ý chí kiên cường của những người con anh hùng Cộng Sản.
- Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc gồm có tượng đài hình nắm tay, là “biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú Quốc”.
Ý nghĩa lịch sử của nhà tù Phú Quốc
Nhà tù Phú Quốc – một trong những di tích quốc gia đặc biệt được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm nhiều nhất. Nếu như nhà tù Sơn La là hiện thân cho những năm tháng chiến tranh tàn khốc của nhân dân ta trước chính quyền thực dân Pháp, thì ở một vùng thiên nhiên hoang sơ, trù phú của hòn đảo ngọc lại lưu giữ tội ác của đế quốc Mỹ ngay tại nhà tù Phú Quốc. Vào năm 1944, thực dân Pháp bắt giữ và đưa những người dân yêu nước ra giam giữ tại đảo Phú Quốc. Khi ấy, khu vực này chỉ gồm 3 trại tù, có quy mô nhỏ. Sang tới năm 1953, trại giam Cây Dừa – tên gọi của nhà tù mà bọn thực dân đã xây dựng để giam giữ các cán bộ, chiến sĩ cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Sau một thời gian kháng chiến không ngừng nghỉ của dân tộc ta, nhà tù chính thức bị giải thể và buộc trả lại tự do cho những chiếc sĩ, cán bộ yêu nước. Đó cũng là lúc hiệp định Geneve được kí kết. Đến năm 1967, chính quyền Mỹ – Ngụy chính thức xây dựng lại nhà tù, với tên gọi là “Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam” hay còn gọi là “Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc” để giam cầm, tra tấn các chiến sĩ cách mạng Việt Nam với số lượng vô cùng lớn. Với 12 khu giam cầm và khoảng gần 500 nhà tù, những vị anh hùng, chiến sĩ yêu nước đã bị bắt giữ và tra khảo hết sức tàn nhẫn. Dùng mọi cực hình tàn ác nhất để làm khuất phục ý chí chiến đấu và tinh thần yêu nước của dân tộc Việt. Đế quốc Mỹ đã không từ bỏ một tội ác nào để đạt được mục đích, có những lúc nhà tù giam giữ tới gần 40.000 con người tại đó, bao quanh nhà tù là hàng rào kẽm gai với hệ thống đèn điện chiếu sắc khắp nơi. Những bức tranh tái hiện lại cảnh tra tấn tàn ác đó như một phần nào cáo buộc tội ác của đế quốc Mỹ – Ngụy thời đó. May mắn trong số những người còn sống sót họ kể lại rằng: “ngày đó mỗi khi có thêm tù nhân vào ngục, tất cả đều bị đánh phủ đầu để làm nhụt ý chí chiến đấu, rồi đem người ra phơi dưới cái nắng rát, đánh đập”. Khi bị cai tù tra khảo nhằm moi thông tin về quân đội nước ta, các chiến sĩ của chúng ta một mực không chịu khuất phục. Trong tình thế đó, cai ngục đã dùng gậy đập nát ngón chân, ngón tay của tù nhân để đe dọa và buộc khai tội. Trong tù, không gian chật chội, ẩm thấp và rất nhiều dịch bệnh lây nhiễm. Như một sách lược khiến nhân dân ta buộc phải đầu hàng trước sự tàn ác của chúng, tinh thần đấu tranh của dân tộc ta càng vững mạnh hơn bao giờ hết.
Chẳng thể kể hết nổi những tội ác mà bọn thực dân, đế quốc đã gây ra cho dân tộc nước ta, nhà tù Phú Quốc ngày nay là hiện thân rõ rệt nhất cho những người dân Việt Nam cũng như các vị khách quốc tế hiểu về một phần lịch sử Việt.
Hướng dẫn tham quan nhà tù Phú Quốc
- Về cơ sở hạ tầng của nhà tù Phú Quốc
Khi đến địa điểm du lịch Phú Quốc này, du khách sẽ được tham quan kiến trúc hạ tầng của nhà tù. Nhà tù Phú Quốc rất rộng với diện tích lên đến 400 hecta; có gần 500 ngôi nhà chia thành 12 khu. Mỗi phân khu đều có chuồng cọp; nhà biệt giam để canh giữ tù nhân
- Địa điểm nổi bật trong nhà tù Phú Quốc
Phân khu B2 chính là nơi tái hiện lại nhà tù Phú Quốc khi xưa; với những hình nộm của tù nhân và các binh sĩ tạo sự chân thật khi tham quan. Du khách có thể nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy được nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần của những tù nhân khi bị giam ở nơi đây. Tại đây, chính quyền thực dân đã sử dụng hơn 40 kiểu tra tấn dã man để hành hạ các tù binh, các chiến sĩ cách mạng.
Đầu tiên phải kể đến chuồng cọp kẽm gai. Tù nhân phải nằm trong chuồng dưới nắng với diện tích vỏn vẹn 2m chiều dài; 0,5m chiều rộng. Xung quanh là hàng gai khiến cho tù nhân không thể di chuyển được. Đây là một trong những hình thức tra tấn dã man nhất. Sau đó là phòng biệt giam. Tại đây, tái hiện lại cảnh tưởng kẻ địch tra tấn tù nhân bằng giày đinh, bị chôn sống; đóng đinh vào đầu; bỏ vào chảo nước sôi; đục răng tù nhân;….Chính vì sự đàn áp tra tấn quá dã man, đã nổi lên rất nhiều cuộc đấu tranh, vượt ngục. Hình ảnh các tù nhân Việt Nam đào hầm thông qua trại cũng được tìm thấy và tái hiện lại rất sinh động.
Những điều cần lưu ý khi tham quan nhà tù Phú Quốc
- Cách di chuyển đến nhà tù Phú Quốc
Nhà tù Phú Quốc nằm trên tỉnh lộ 46, cách trung tâm thị trấn Dương Đông 28 km về phía Nam và cách khu du lịch Bãi Khem 2 km. Để tiện nhất cho việc chuyển tham quan kết hợp cùng các địa điểm khác, bạn nên chọn dịch vụ thuê xe máy. Bạn có thể thuê xe tại trung tâm thị trấn Dương Đông. Ở đây có rất nhiều cửa hàng cho thuê xe phục vụ du khách tham quan. Hoặc bạn có thể đặt tour du lịch Phú Quốc trọn gói đến nhà tù Phú Quốc để không phải lo khoản chọn phương tiện đi lại nhé.
- Nên đi tham quan nhà tù Phú Quốc vào thời gian nào?
Bạn nên đến tham quan vào khoảng tháng 11 đến tháng 6 năm sau vì lúc này Phú Quốc có khí hậu khá mát mẻ và ít mưa. Rất thuận tiện cho việc di chuyển thường xuyên và tham quan ngoài trời.
Về chi phí khi tham quan nhà tù Phú Quốc
Du khách sẽ không mất phí vào cửa tham quan. Tuy nhiên, nếu bạn cần HDV thuyết minh thì phải thuê thêm với chi phí khoảng 100.000 đến 200.000 để được giới thiệu và tìm hiểu kĩ hơn nhé. Điều này là không bắt buộc nên nếu bạn thấy cần thiết thì hãy thuê thuyết minh viên, còn không thuê cũng được, các bạn có thể tự tham quan và tìm hiểu, tại mỗi phân khu đều có chú thích cả nhé!
- Giờ mở cửa
Nhà tù Phú Quốc mở cửa hoạt động từ 8 giờ sáng đến 11 giờ 30 phút sáng; và từ 13 giờ 30 phút đến 17 giời chiều cùng ngày .Như vậy là các bạn chú ý chỉ nên đi tham quan và du lịch tại đây trong khoảng thời gian là ban ngày thôi nhé. Thực ra các bạn đi tham quan di tích nhà tù Phú Quốc lúc nào cũng được nhưng trong khoảng thời gian nghỉ trưa thì dịch vụ thuyết minh viên cũng nghỉ trưa luôn, các bạn lưu ý nha.
Vì vậy các bạn chú ý chơi gì thì chơi đừng lỡ hẹn với nơi đây nếu đến quá muộn nhé! Ngoài ra thời lượng tham quan nhà tù Phú Quốc cũng giới hạn đôi chút chỉ trong khoảng từ 1-2h với mỗi du khách. Tuy nhiên theo cá nhân mình thấy đây là khoảng thời gian tương đối hợp lý và bạn cũng chẳng cần đến quá nhiều thời gian để tham quan nơi đây đâu.
- Trang phục
Tuy là một trong những địa điểm du lịch Phú Quốc, tuy nhiên vì là di tích lịch sử cũng có những nét tôn nghiêm và trang trọng riêng nên sẽ phù hợp hơn nếu bạn mặc các trang phục trang phục lịch sự, tránh mặc các trang phục quá phản cảm đồng thời cũng gây mất tự nhiên trong việc di chuyển.
- Lưu ý khác
-Không tự tay sờ hay làm ảnh hưởng đến hiện vật trưng bày và các đồ có liên quan các bạn nhé, một số tượng đất đã cũ cần được phục hồi và giữ gìn đó!
-Ngoài ra việc mang theo đồ ăn và nước uống cũng là khá cần thiết, tuy nhiên sau khi sử dụng xong bạn cần vứt rác đúng nơi quy định để không làm ảnh hưởng đến vệ sinh chung của di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc.
-Khu nhà tù Phú Quốc có một cửa hàng quà tặng và một cửa hàng ăn vặt. Nếu bạn muốn mua gì đó làm quà hay bánh, nước có thể đến đây.
-Phía trên nhà tù là một tượng đài chiến tranh, được miêu tả bởi những con sóng màu xanh khổng lồ. Ngoài ra còn có hình dáng của một bóng người rỗng.
-Sẽ mất khoảng từ 1-2 giờ để thăm triệt để khu phức hợp nhà tù Phú Quốc
-Có những khu nhà tù khác nằm dọc đường Nguyễn Văn Cừ. Nhưng chúng không được thiết lập để phục vụ cho du lịch.
-Ngoài ra còn có một nhà máy nước mắm gần nhà tù mà bạn có thể ghé thăm
-Hầu hết các nhà điều hành tour du lịch Phú Quốc đều đưa nhà tù Phú Quốc vào lịch trình tham quan
-Có một cửa hàng quà tặng bên cạnh nhà tù bán đồ lưu niệm cũng như cá khô
Những hình thức tra tấn tại nhà tù Phú Quốc
- Chuồng cọp kẽm gai: là chuồng được làm hoàn toàn bằng dây thép gai, để ngoài trời, chúng làm ra nhiều loại chuồng cọp, các tù nhân sẽ không đứng thẳng được cũng không ngồi xuống được. Và chúng bắt các tù binh phải cởi hết quần áo chỉ được mặc một chiếc quần đùi để dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm.
- Đóng đinh: Chúng dùng những chiếc đinh 3 phân, 7 phân để đóng vào ngón tay, các khớp xương cổ, đầu gối, … để tra tấn. Sau khi bị đóng đinh thì xương của người tù sẽ vỡ vụn ra.
- Dùng đèn cao áp để xoi vào mắt tù nhân cho nóng đến nổ con ngươi :Những người tù nhân bị đặt nằm trên ghế, sau đó một chiếc đèn cao áp được đặt ngay trên mắt tù nhân. Quản ngục nhà tù Phú Quốc ép tù nhân phải mở to mắt và chiếu đèn vào trong thời gian dài, cho đến khi mắt bị chín đến phát nổ con ngươi mắt.
- Lộn vỉ sắt: Chúng bắt người tù cởi áo, lộn đầu trên đoạn vỉ sắt dài, đầy các mấu sắt mắc vào nhau. Sau vài lần lật là lưng người tù sẽ chảy máu, tróc da…
-Cho vào thùng phuy chứa đầy nước: Một tên quản ngục nhà tù Phú Quốc ấn đầu tù nhân xuống cho ngập nước, tên kia dùng búa gõ mạnh vào thùng phuy, khiến nhiều tù nhân vỡ tai, sặc nước tới chết. Nếu đã từng bị ai đó hét vào tai, hẳn bạn sẽ cảm thấy rất đau đầu đúng không nào? Tưởng tượng nỗi đau đó nhân lên gấp ngàn lần, và bạn sẽ hình dung ra được những gì các tù nhân phải trải qua.
- Đục răng là một trong những màn tra tấn được coi là nhẹ nhất trong 24 ngón đòn được nghĩ ra để tra tấn các tù nhân nhà tù Phú Quốc. Một chiếc gậy nhỏ được kê vào răng tù nhân, sau đó gõ búa vào đầu gậy. Muốn đục răng hàm trên thì đánh xuống, đục răng hàm dưới thì đánh lên. Một khi răng đã rơi ra thì tù nhân phải nuốt ngay máu, có người còn bị bắt nuốt trôi luôn cả răng xuống dạ dày. Khi nhìn thấy cảnh đó, mình bất giác rờ tay lên xem răng mình còn không. Ai trong chúng ta từng phải nhổ răng hẳn vẫn nhớ nỗi đau ấy ê ẩm đến như thế nào, ấy vậy mà các tù binh nhà tù Phú Quốc phải chịu đục liền một lúc hai, ba, thậm chí đến chục chiếc răng cùng một lúc thì hẳn còn đớn đau gấp vạn lần.
-Luộc sống tù nhân: Một hình thức tra tấn man rợ khác, tưởng như chỉ có từ thời Trung Cổ, là luộc sống các tù nhân. Các quản tù của nhà tù Phú Quốc bỏ tù nhân vào bao tải, sau đó bỏ lên chảo nước đang sôi sùng sục. Nếu ai trong chúng ta từng bị bỏng nước sôi sẽ biết rằng vị trí bỏng trở nên vô cùng đau và rát, dù chỉ là một phần cơ thể rất nhỏ. Mình không thể tưởng tượng được nỗi đau ấy sẽ lớn đến thế nào khi toàn bộ cơ thể bị nhận chìm trong nước sôi. Bất chấp cơ thể bỏng rát đau đớn, các tù nhân vẫn kiên quyết không hé răng hay kêu gào đau đớn, buộc phải coi khinh những đòn tra tấn của quản tù.
Ngoài ra còn rất rất nhiều những hình thức tra tấn khác như nhét vào bao bố rồi cho vào chảo nóng, treo ngược người rồi đánh, chích điện hay thậm chí là chôn sống,...
Trong vòng chưa đầy 8 năm (6/1967 – 3/1937), tại nhà tù Phú Quốc đã có hơn 4000 người chết, hàng ngàn người bị thương và hàng chục người bị tàn phế. Căm phẫn trước sự tàn độc của chúng, các tù binh đã nhiều lần tổ chức vượt ngục. Đặc biệt, ngày 26/1/1969, 24 tù binh đã vượt ngục thành công qua đường hầm mà họ dùng thìa đào trong 4 tháng. Cuộc vượt ngục đó được xem như một kỳ tích, ngoạn mục nhất tại nhà tù lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
Đến nay, chiến tranh đã đi qua, quá khứ đã khép lại, nhưng trong lòng những chiến sĩ cách mạng còn sống sót ngày đó và cả trong những người dân chúng ta vẫn còn nỗi ám ảnh, sợ hãi về sự tàn độc của bọn thực dân và đế quốc. Nhưng qua đó, chúng ta lại càng thêm khâm phục, cảm động trước ý chí kiên cường bất khuất của các chiến sĩ cách mạng
Nhà tù Phú Quốc là bức tranh chân thực nhất về sự dã man, tàn bạo của kẻ địch trong thời loạn. Đặt chân đến nhà tù Phú Quốc, được nghe kể và quan sát các hình ảnh, các hiện vật tái hiện lại các cảnh tưởng hãi hùng mà các tù binh đã trải qua, du khách mới có thể cảm nhận rõ ràng nhất về lòng dũng cảm, sự kiên cường, sự hy sinh anh dũng của các chiến sỹ cách mạng trong cuộc đấu tranh gian khổ để giành lại độc lập cho dân tộc. Đây cũng là nơi du khách có thể thấy được sự dã man và tàn độc của đế quốc thực dân trong các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Từ đó ta thêm yêu đất nước; nhớ ơn công lao của những người đi trước đã hi sinh ngã xuống vì độc lập dân tộc. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ có những trải nghiệm bổ ích khi đi du lịch Phú Quốc, tham quan nhà tù Phú Quốc.