Cầu Tõm ở Việt Nam với hàng trăm chuyện giở khóc giở cười
10/09/2024 49593
Nhiều bạn ở thành phố không hề biết đến Cầu Tõm . Nhưng thực sự nếu ở các vùng quê , nhất là tỉnh Hà Nam,Nam Định hoặc miền tây thì Cầu Tõm là 1 cái gì đó rất quê . Nó gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên và thời niên thiếu đầy hài hước . Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Cầu Tõm nhé.
Mình cũng nói trước , do đây là nói về 1 thứ gọi là dân dã thôn quê tế nhị nên có thể 1 số từ ngữ cũng hơi bị "quá đà " 1 chút .Các bạn nên cân nhắc trước khi đọc và nhất là không đọc khi đang ăn cơm với cá nhé
Cầu tõm là gì ?
Cầu tõm hay cầu tỏm ( ở miền tây) là tên gọi của 1 loại nhà vệ sinh ở 1 số vùng quê Việt Nam . Loại nhà vệ sinh này được xây dựng ngay trên mặt nước tại các ao , hồ , sông , suối. Khi đi vệ sinh thì chất thải được thải trực tiếp xuống nước gây ra tiếng "tõm". Chính vì việc xây nhà vệ sinh này trên mặt nước ( nhiều khi phải thêm cầu đi ra) và tiếng động khi sử dụng nên có tên là cầu tõm.
>>> Xem thêm: Tiền Tip là gì?
Cầu tõm có ở đâu ?
Theo những thông tin mà tôi tìm hiểu được cầu tõm có ở khá nhiều nơi trên đất nước việt nam . Điều này bắt nguồn từ văn hóa trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản . Họ thường dùng chất thải của động vật và con người để làm phân bón hoặc thức ăn cho thủy sản .
Tuy nhiên , có lẽ cầu tõm được nhắc nhiều nhất và đi vào thơ ca là ở khu vực Hà Nam Ninh ( nay là Hà Nam , Ninh Bình , Nam Định ) nơi có nền nông nghiệp lúa nước phát triển từ xa xưa.Không khó để bắt gặp 1 vài bạn trẻ vui đùa , chếu cháo những câu về Hà Nam ngày nay như sau
"Hà Nam 9 củ thành 10
Cho dân Cầu tõm mỉm cười ăn khoai
Ước mơ bao tháng năm dài
Ông ăn củ nứt phần tôi củ lành"
Nói là vậy nhưng hiện nay do tốc độ đô thị hóa quá nhanh . Những chiếc cầu tõm cũng dần được thay thế bằng nhà vệ sinh tự hoại ngồi xổm hoặc bệt .Nhưng nếu muốn gặp thì các bạn lại lội về phía nam ,miền tây thì chắc chắn sẽ thấy mấy chiếc cầu tõm.
Cầu Tõm Hà Nam
Câu thơ bất hủ nói dân "9 củ thành 10" hay dân "cầu tõm" đã đi vào giai thoại cho đến ngày hôm nay. Thực ra câu thơ đó nói chung là dành cho dân Hà Nam Ninh, mà cả nước yêu thương đặt cho. Mà cụ thể ở đây là nói về bà con nhân dân huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Cái giai thoại này, chắc là rất nhiều người con quê hương Hà Nam lớn tuổi đi học, đi công tác, đi bộ đội xa quê hương biết rõ. Vì mỗi khi có gì vui liên hoan, hội họp dân các tỉnh lại lôi mấy câu thơ vui về quê hương nhau ra trêu chọc, như dân Hà Tây gọi tép bằng tôm, dân Thanh Hóa thì ước mơ lá rau má to bằng lá xen, dân Nghệ An thì mơ ước Lăng Bác chuyển về Vinh.... vân vân, mây mây...
Hồi hổi có giai đoạn 3 tỉnh nhập làm một ( Hà Nam -Nam Định - Ninh Bình ) gọi là Hà Nam Ninh . Ông nào dính quê gốc vào nơi đó đều bị coi là dân " cầu tõm - 9 củ làm 10" tất.
>>>Xem thêm : Xích lô là gì ?
Mình quê Thanh Hà, Thanh Liêm, Hà Nam, dân đồng bãi, cũng có ruộng nhưng không thuộc vùng ruộng trũng, vùng trũng của huyện Thanh Liêm là mấy xã phía nam cuối huyện giáp huyện Bình Lục, Ý Ơi - Nam Định. Nên không biết gì "cầu tõm - 9 củ làm 10" là thế nào nhưng vẫn bị bọn bạn đại học gọi là dân "cầu tõm - dân 9 củ làm 10".Tức lộn cả ruột nhưng đành cười trừ. Rồi bảo chúng nó:
Tại sao lại có cầu tõm
Trở về với chuyện dân "cầu tõm - 9 củ thành 10". Cầu tõm thì có khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này, nhưng có lẽ là nhiều nhất là ở tỉnh Hà Nam, điển hình và phổ biến nhiều nhất là ở huyện Bình Lục. Nói gì thì nói cũng phải có dẫn chứng. Khoa học đàng hoàng hẳn hoi nhá:
- Bình Lục là đất chiêm trũng , nhiều ao chuôm, sông ngòi. Rất thích hợp làm "cầu tõm"
- Cụ Nguyễn Khuyến hồi trai trẻ có cái thú rất nhã là đi câu. Cụ Khuyến sinh thời tại Bình Lục, Hà Nam. Quanh nhà cụ tuyền ao chuôn. Cứ đi câu là xổ ra thơ. Dẫn chứng cụ thể, cấm có sai, không có ao chuôm chắc cụ ra thơ :
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
...."
Hồi đó gần như nhà nào ở Bình Lục cũng có cái "Cầu tõm". Cầu tõm được bắc từ bờ ao bằng mấy cây tre đực, điểm cuối của cầu tõm được quây bằng cót ép, rơm lúa, lá chuối. Nhà nào có con gái thì cẩn thận đan bằng phên tre, đính áo mưa ni - lông màu, nhằm mục đích không cho bọn zai xóm dâm đãng nhìn ngó.
Cả nhà cùng mấy cô gái cứ bình tĩnh ung dung ra ngồi cho mát.... đến khi khuôn mặt đê mê mãn nguyện, cũng là lúc bên dưới hàng đàn cá trôi, trắm, chép .... đủ loại tranh nhau đớp tồm tộp. Thực là thơm ngon đến cục cuối cùng!
Cầu Tõm Miền tây
Tôi được 1 đưa bạn thân chia sẻ 1 câu chuyện khá hài hước về chiếc cầu tõm miền tây quê nó như sau . Nghe mà không sao nhịn được cười dù cũng đã vài lần gặp phải anh bạn cầu tõm này rồi .
Nhân tiện nghỉ tết mà sắp tới nghỉ hè, tầm mùa này khi là sinh viên mình đi mùa hè xanh và đc trải nghiệm cầu cá tra (hay còn gọi là cầu tỏm , cầu tõm) ở Bạc Liêu.Ôi giời, mình từng nghe đồn về chiêc cầu tỏm nên mình đã cố thủ nhịn ăn để nhịn ko đi ịa gần cả tuần, nhưng 1 ngày, chuyện j đến cũng phải đến.Kể sơ chiếc cầu cá nhà mình ở, nó ở cách sau nhà tầm 800m. Giữa đồng bát ngát. Cầu cá có 4 tấm tôn che cao chưa đên 2 gang tay.
>>>>Xem thêm : Xe lôi miền tây có gì thú vị
Theo hàng xóm nói, chiếc cầu cá nhà mình là chiếc cầu cá lý tưởng của cả xóm vì sự thoáng mát, ko bị rú trong xó như những nhà khác.Âu kê, vậy là mình may mắn rồi.
Đi cầu tõm là thế này đây
Lần 1, mắc quá nên mình canh tầm 4h sáng đi
cho khỏi ai thấy, mình bước lên cầu 1 cách hồi hộp, nó rung rinh, ngó ổn định ko bóng người, mới dám kéo quần ngồi xuống, đang 1 nửa hạnh phúc thì xung quanh ở đâu mấy cô chú túa ra đồng hái rau cần, đi qua đi lại đều hỏi thăm nồng nhiệt
a ha cô Ngọc hả, nay dậy sớm dữ thần ha
a ha cô Ngọc, nay đi dạy hay đi xây cầu á cô
a cô Ngọc...
Mình chỉ biết cố gắng trả lời dạ à ừ vì 1 nữa tâm trí rất là ồ....wàooo....quêeeeeee ko biết phải làm sao, 1 nửa còn lại đang tập trung cái khác, sợ nó phát ra tiếng động gợi cảm giữa cuộc trò chuyện thì mình chết mất.
Chưa kể cái cầu bị gãy nhẹ 1 chân, còn 3 chân nó lắc lư, sáng sớm mấy mẹ cá tra đói, nghe bảo con cá đấy, nhà nuôi 3 năm, nó to dã man, nó cứ thúc vô cái chân cầu, cầu rung rinh mình sợ bỏ mẹ luôn, chưa bao giờ vừa tập trung ỉa cho nhanh, mà phải canh ko ai ở phía sau vì nó trống cái đít mình quá, vừa phải 2 tay gồng chặt cái khung cầu vì nó rung rinh, mấy mẹ cá ăn c... cả ngày rồi mà sao vẫn đói, chưa kịp gì gì này nọ nó đã bay lên đớp,mình phải nhấp nha nhấp nhổm sợ nó đớp phải con bớm xinh xẻo thì toi.
Lần 2 đi cầu tỏm
Lần 2 mình canh đi vào khuya khuya để ko ai thấy, ngồi chưa nóng đít, cách cầu cá tầm 12m có bụi tre, đi mùa hè xanh, tối nào cũng tụ lại kể chuyện ma, mà chuyện ma dưới quê 70% có mẹ cái bụi tre, nào là mẹ hát ru con, nào là ma đói, mình ngồi cố tập trung chuyên môn mà gió cứ thổi lá tre xì xào xì xào, như tiếng ngta hát hay nói chuyện thật sự. Mà ai cũng biết ở quê ngta hay chôn mồ mã sau đồng, 1 2 mộ thôi, mình sợ phát khiếp, dẹp nghỉ đái ỉa, kéo quần chạy thẳng vào nhà.
>>>Xem thêm : xe đò là gì ?
...Tía nhà mình ở bao cưng, rất ít nói nhưng có vẻ hiểu sự khó khăn của tui, hôm sau tía đưa cho mình cái bịch nilong kèm đôi đũa, nói ít lắm "nhà tắm kìa, rồi để đó tía liệng cho".có hôm mình trong nhà nghe tía hét qua hét lại với ông hàng xóm, mới ngó ra thì thấy, tía đnag ngồi đầu cá bên này, ông hàng xóm ngồi cầu cá bên kia, ổng thấy tía nên hỏi thăm, cách nhau 1 luống cần vậy mà 2 ông vừa tỏm vừa nói chuyện đc luôn .
Kinh nghiệm đi cầu tõm
Gian nan khổ ải, cuối cùng sau 2 tuần mình đã rút ra kinh nghiệm, đi ịa vào tầm 6 - 7h tối, đồng sẽ ko có ai đi làm, người ở quê tầm đấy họ ăn tối rồi đi ngủ, ko ai đi ịa, và trời cũng nhá nhem, nhưng khi đi minh vẫn sai 1 vài đệ tử (mấy nhóc học trò mình dạy) đứng ma trận tứ phía vì mình vẫn cứ sợ ma.
Đoạn này khủng khiếp nhất nè, sau 6 tuần kêt thúc mhx, tía mình đã đãi chúng mình CON CÁ TRA, trời ơi chính là CON CÁ TRA sống 3 năm trong ao cá, ăn c...bao nhiêu người suốt 1095 ngày qua, có cả c... của mình. Omg .
Tía bảo "tao quý con cá này lắm, khách mến lắm tao mới thịt nó mời, tụi bây ko ăn tao buồn, ăn đặng mốt lên sì gòn biết nào mới quay lợi cái xứ này"
Và mình đã nghẹn ngào gắp 1 miếng cá xa xa xa cái ruột nó nhất, ăn và khóc ngược nước mắt vào lòng.
Thương miền tây vì họ mến khách và thật thà dã man í. Nhưng mà ko thương con cá tra đc quý vị ơi.
Tới giờ mình vẫn sợ cá tra lắm nha!
PS: khu mình ở là trong sâu trong xã, toàn hộ nghèo, nhưng trường học này nọ vẫn có nhà vệ sinh như ở thành phố, chỉ có điều họ ko sài, để hoang dơ và tan nát.Vì thói quen họ ko có xối nước sau vệ sinh, 2 là họ đi vs ngoài đồng ko bị hôi mùi, vì chưa **** xong cá tra nó ăn mất rồi, nên họ bảo đi vs trong nhà vs nó hôi quá họ ko chịu được.
Đấy, 1 chút rì viu bao thật của mình về cầu cá tra miền tây, thật sự thú vị và có 1 kỷ niệm đáng nhớ mãi tới h.
Câu chuyện "9 củ thành 10"
Hồi đó bao cấp, kinh tế cực kỳ khó khăn. Vừa phải sản xuất lương thực vừa phải kháng chiến chống Mỹ. Thu hoạch được tạ lúa nào lại mang đi nộp sản cho HTX, để nuôi bộ đội trong trỏng. Chỉ để lại chút ít để ăn, đến mùa giáp hạt là hết lúa, cả nhà lại phải ăn khoai lang độn trừ bữa.
Hôm đó buổi đầu đông, cô con dâu chui vào gầm giường kều mấy củ khoai lang mang ra cầu ao, cạo rửa để độn cơm. Ở bên kia bờ ao, ông bố chồng mặt đang đần thối trong cái "Cầu tõm" thả xuống từng cục vàng nâu loang lổ xuống ao nghe lõm bõm. Cá xực không hết một cục trôi đến bên cạnh rổ khoai lang. Cô con dâu nhanh tay chao vào rổ, miệng lẩm bẩm:
Tí mất củ khoai mộng.
Như các bạn đã biết, đặc điểm của khoai mộng (khoai lang để lâu mọc mầm) thì bao giờ cũng nhẹ, thả xuống nước nổi lềnh phềnh. Khi ăn sống bao giờ cũng xốp và ngọt hơn những củ khoai khác.
Sau khi rửa khoai xong, cô con dâu mang vào bếp luộc. Khoai gần chín chạy ra ngoài có việc. Thằng con trai đứng chầu cạnh bếp, thèm quá mở trộm vung thó 1 củ ăn vụng. Đã ăn vụng còn tham nó chọn củ to, vàng bở nhất. Cầm trên tay nó ném cái bẹp vào đống tro bếp, miệng gào tướng:
Mẹ ơi... cục cứt... ứt...
Cô con dâu ở ngoài sân nghe câu được câu chăng, tưởng khoai bở quá nứt, liền trả lời:
Uh. Con ăn củ sượng, còn củ nứt phần ông!!!
Đấy, sự tích huyền thoại về câu nói "cầu tõm - 9 củ thành 10" nó là như thế đấy. Mọi người cứ cãi nhau tranh luận làm gì cho ong cả đầu.
Trên đây là tất cả những gì mình sưu tầm được về chiếc cầu tõm , cầu tỏm ở việt nam .Nói là vậy nhưng thực sự theo ý kiến cá nhân của mình thì cầu tõm là tiền thân của bệ xí ngồi xổm ngày nay. Chỉ có điều bệ xí ngày nay phải xả nước và chảy qua hầm tự hoại trước khi xả ra ao hồ mà thôi :)