Hôm trước Cuồng Du Lịch đã chia sẻ 1 bài rất chi tiết về tiền bo , tiền tip rồi. Những hôm rồi cộng đồng " nghiền du lịch " và các hiệp hội hướng dẫn viên và hiệp hội lữ hành lại tiếp tục xôn xao về thông tin quy định thu tiền tip ở Phú Quốc. Tuy toàn bộ thông tin cũng như công văn thu tiền tip của 1 đơn vị có tên là Hiệp Hội Hướng Dẫn Viên Chuyên nghiệp ở Phú Quốc đã được giải thích , đính chính , thậm chí là thu hồi. Nhưng hôm nay dư âm của nó vẫn còn gây nhiều tranh cãi . Hôm nay cuồng du lịch xin chia sẻ bài viết của 1 người làm trong ngành du lịch chia sẻ về vấn đề này khi người thân đi du lịch Phú Quốc.

Câu chuyện thu tiền tip ở Việt Nam hiện nay ?

 Gia đình anh bạn và là khách hàng đang du lịch Phú Quốc gọi giật tôi hỏi: “Giờ thích típ sao thì típ hay phải gôm đúng số tiền 25.000đ/ ngày/ người vậy?”. Tôi chưa biết câu chuyện ngã ngũ thế nào nên chỉ đành đánh trống lãng và xí xóa cho qua.  

tien-tip-cuongdulich-2

Tiền tip được hiểu như thế nào ?

Thật ra tiền típ, bo, boa, bồi dưỡng là những cái tên thường được sử dụng để định nghĩa khoản tiền cám ơn được gởi đến những người đã phục vụ, hỗ trợ trong quá trình sử dụng dịch vụ nào đó như ăn uống, đi lại, du lịch,…

Tại nhiều quốc gia đồng tiền típ mang dáng dấp của nền văn hóa dân tộc. Tiền típ không chỉ là sự biết ơn mà còn là ghi nhận cống hiến, cố gắng của người khác. Tại mỗi quốc gia nó biểu đạt nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Nhưng tựu chung vẫn là gom góp những phần giá trị tốt đẹp và biểu trưng cho tinh hoa của văn minh dân tộc.

Những quốc gia phương Tây đã hình thành văn hóa típ trong khối ngành dịch vụ từ rất sớm và thịnh hành nhất tại Mỹ. 

>>> Xem thêm : Tiền Tip , Tiền Bo , Tiền Boa Là Gì ? Khi Nào Cần Tip , Cần Boa ?

Văn hóa tip khi đi du lịch của du khách việt ...

Tôi từng dẫn đoàn đi một vài quốc gia và thấy rõ văn hóa típ ảnh hưởng sâu sắc đến mức nào. Đoàn khách du lịch Việt Nam đi Mỹ phải bồi dưỡng cho đội phục vụ ít nhất 7 – 10 đô la cho một ngày lao động của họ. Đi một tour Mỹ tầm 7 ngày thì tốn 70 đô la so giá tour 1500 đô la/ người thì cũng chỉ tầm 5% tổng giá trị. Một con số đáng khiêm tốn so với mức chi bình thường 10 – 15% cho mỗi hóa đơn với mục đích là típ của người Mỹ. 

Cách đây hơn 5 năm, anh bạn tôi là một Hướng dẫn viên (HDV) du lịch có tiếng tại TP.HCM dẫn đoàn khách đi Singapore nhưng không thu được tiền típ theo quy định. Mặc dù họ đã được công ty thông báo là bắt buộc trước khi khởi hành. Lập luận là đi tua nhưng không hài lòng nên tôi không típ. Anh bạn của tôi phải ngậm ngùi lấy tiền túi ra trả cho Hướng dẫn địa phương và tài xế vì không còn cách xử lý nào êm đẹp khác. A chấp nhận chịu phần thiệt.

tien-tip-cuongdulich-1

Một trường hợp khác, ở quốc gia phát triển đón hàng trăm triệu lượt khách một năm cũng xảy ra trường hợp tương tự. Khách du lịch là chủ của khách sạn lớn chuyên đón khách Tây tại TP.HCM với nhiều kinh nghiệm về phí phục vụ, típ hay bồi dưỡng. Nhưng họ cương quyết không trả khiến lái xe tức giận dừng xe giữa đường. Cuối cùng anh bạn HDV dẫn đoàn từ VN phải chi trả số tiền típ để lái xe tiếp tục hành trình thoải mái. 

>>> Xem thêm : Cầu Tõm Ở Việt Nam Với Hàng Trăm Chuyện Giở Khóc Giở Cười

Việt nam là đất nước ảnh hưởng bởi văn hóa phương Đông nên hầu như típ là từ ngữ chưa quá quen thuộc nên khiến nhiều người bỡ ngỡ. Hầu kết quy định giá trị tiền típ trong hành trình tour chỉ dành cho người Việt đi nước ngoài chứ không phải dành cho khách nước ngoài vào Việt Nam. Sự bất cập ấy tạo ra nhiều mâu thuẫn ví dụ như đi nước ngoài thì típ, còn trong nước thì “mắt nhắm mắt mở” bỏ qua. 

Giá trị của khoản tiền típ được thống nhất theo “luật ngầm” giữa hướng dẫn viên và các công ty lữ hành. Trên thế giới chưa có luật hay văn bản nào quy định số tiền phải chi trả trong một chuyến tua. Tất cả chỉ là khuyến nghị mang giá trị ít nhất và không quy định khi du khách muốn chi thêm nếu có nhu cầu. 

Tại nhiều quốc gia châu Á khác dẫu chưa có văn hóa típ rõ ràng nhưng họ được thông báo cụ thể về việc phải bồi dưỡng cho đội phục vụ theo “luật ngầm” chung của quốc tế. Du lịch là một xu hướng và trào lưu những năm gần đây và việc hòa nhập với cộng đồng du lịch thế giới là tất nhiên, không thể khác đi được. 

Có những quốc gia hầu như đi lại, sinh hoạt, đời sống gần như không có típ, không có cho thêm. Và với họ, văn hoá dân tộc ăn sâu vào máu biểu hiện bởi sự tự hào và tự trọng. Những phẩm chất đó, khiến họ không bao giờ nhận một đồng tiền típ. Nhưng thật sự những dịch vụ phần lớn được cộng kèm phí phục vụ từ 5 – 10% từ trước.

Xu hướng tip khi đi du lịch sẽ như thế nào ?

Mặc dù không có bất kỳ một quy định cụ thể về tiền típ, đó chỉ là những đề xuất, khuyến nghị và các công ty xem như “luật ngầm” và cố gắng làm theo để bảo vệ quyền lợi của đội phục vụ. 

Tôi nghĩ đã đến lúc cần hòa nhập với cộng đồng khách du lịch quốc tế. Việc chi tiền típ không làm mình tổn hại về tài chính mà còn tăng thêm giá trị chuyến đi cũng như đem lại hiệu quả tích cực cho nhiều người. 

Mặt khác nhiều công ty xuất phát từ mục đích kinh doanh, mong muốn đơn giản tất cả mọi thủ tục và tối ưu chi phí cho khách hàng. Việc ấy giúp tăng tính cạnh tranh tối đa cho công ty vì thể cắt hẳn chi phí típ của tổ phục vụ. Một số công ty du lịch lập luận rằng, ghi vào khách sẽ đánh giá người làm tua đòi hỏi, muốn “moi” tiền hoặc mình ghi vậy khách sẽ chọn công ty khác vì họ không có yêu cầu típ gì hết.


Làm tour nội địa ở Việt Nam gần như hơn 80% hoặc chẳng công ty nào thông báo về việc quy định típ. Nhưng phần lớn khách hàng cũng típ như một phép lịch sự, một sự tôn trọng dành cho những người đã phục vụ, đã giúp đoàn có chuyến tham quan thú vị. Chỉ một số ít tour là chưa có, và chưa từng có chuyện vòi vĩnh hay đòi hỏi những khoản tiền này xãy ra.

HDV nội địa nước ta là những người phục vụ tốt bậc nhất thế giới. Tại nhiều quốc gia họ không bắt phải típ giá trị bao nhiêu mặc dù khuyến khích phải típ nhưng lại quy định giờ làm rất cụ thể, 8 – 10h/ ngày. Còn tại Việt Nam một ngày phải làm từ 10 – 16h nhưng lương thì rất cơ bản, đâu đó chưa bằng một ngày công thợ xây, thợ hồ. 

Đó vẫn là nghịch lý còn tồn tại khi có người đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ rất nhiều để cầm được tấm thẻ HDV. Nhưng sau cùng “tuổi thọ” của nghề thì không cao mà công sức bỏ ra thì có phần chưa được tương xứng với giá trị nhận được.

>>> Xem thêm : Các Thuật Ngữ Chuyên Ngành Du Lịch Khách Sạn Cần Nắm Vững Khi Đi Bất Cứ Đâu

Tiền tip nên có hay không thì cũng cần quy trình 

Cách đây nhiều năm tôi từng làm HDV và một ngày của tôi bắt đầu từ 6h sáng và kết thúc lúc 22h đêm, đều tăm tấp 3 – 4 ngày tour. Giờ nghĩ lại thời thanh niên cống hiến cho những cuộc vui của khách hàng, hỗ trợ 24/7 mà không có típ nhưng mình vẫn thấy vui vì được sống với nghề. 

Trong các năm gần đây những người bạn HDV của tôi đi tour nội địa được thưởng tiền típ nhiều và đều hơn hẳn. Điều này giúp cho thu nhập của những HDV tự do cao hơn và họ càng cảm thấy mình có giá trị với nghề du lịch. 

Cho đến khi có “phát pháo” đầu tiên thì nhận lại toàn “gạch đá” kể cả những người trong ngành. Có nhiều người trong ngành du lịch với mong muốn bán tua, tối ưu hóa chi phí cho khách hàng mà thẳng thừng bỏ qua, không hề có đoạn nào nhắc nhở du khách. Những chỉ trích không theo chiều hướng xây dựng và hội nhập mà đầy tính lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm trong đấy.

>>> Xem thêm : XE ĐÒ Là Xe Gì ? Tại Sao Lại Gọi Là Xe ĐÒ

Dẫu chi đó cũng chỉ là đề xuất, rõ ràng đâu cần phải là quy định bao nhiêu. Chỉ cần đề xuất là nên có tiền típ cho HDV dù đoàn lớn hay nhỏ có thể sẽ được sự phản kháng từ dư luận. Dù gì thì tiền típ vẫn là khoản tiền định tính, khó định giá thì ta đừng quy định quá cụ thể. Hãy cứ xem đó là khuyến nghị đặc biệt dành cho khách hàng, chứ đừng bắt họ phải đi vào một lề lối mà ai cũng thấy thật phản cảm. 

Sau đại dịch, tất cả được phục hồi, nhu cầu hội nhập ngày càng cao. Các phương tiện truyền thông càng mạnh mẽ thì việc cập nhật thông tin, phát triển theo xu hướng ngành du lịch phát triển lên là hợp lý. Chưa bao giờ có thành công nào mà không phải trải qua chông gai. Việc đấu tranh giành quyền lợi bất kỳ xã hội, đội nhóm nào cũng có nhưng tinh tế, khéo léo mới là chìa khóa của sự thành công trên. 

Xét cho cùng thì dù là tôi hay bất cứ ai cũng cần hiểu không phải cái gì cũng có thể du nhập, không phải cái gì cũng tạo thành văn hóa nhưng sự tôn trọng, lòng biết ơn luôn có nhiều cách biểu đạt. Đối với tua du lịch thì một trong những biểu hiện cụ thể nhất, đó là tiền típ.

>>> Xem thêm :  văn hóa du lịch ở Việt Nam

Theo quan điểm của bạn dưới góc nhìn của du khách thì vấn đề tip thế nào . hãy chia sẻ cho tôi biết ở bên dưới nhé.


Khách sạn đã xem