Lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024: Kinh nghiệm cho ai đi lần đầu
21/11/2024 3230
Chùa Tam Chúc được biết đến là ngôi chùa lớn nhất thế giới và là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Việt Nam. Nằm trong quần thể di tích danh lam thắng cảnh Tam Chúc - Ba Sao, ngôi chùa này là điểm đến lý tưởng cho những du khách muốn đến chiêm bái đầu năm hay đơn giản là đi tìm hiểu về văn hóa và tôn giáo. Trong bài viết này, Blog Travel Việt sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 một cách đầy đủ nhất.
- Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Du lịch Tam Chúc Mùa Nào Đẹp?
- Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Di chuyển đến chùa Tam Chúc
- Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Giá vé vào khu du lịch Tam Chúc
- Kinh nghiệm lên lịch trình lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024
- Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Mẹo sắm lễ khi đi chùa Tam Chúc
- Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Các bước dâng lễ tại chùa Tam Chúc
- Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Tham quan những công trình độc đáo tại chùa Tam Chúc
- Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Một số lưu ý khi thăm quan
1. Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Du lịch Tam Chúc Mùa Nào Đẹp?
Nếu hỏi về thời điểm nào là lý tưởng nhất để lễ Tam Chúc, câu trả lời sẽ là vào mùa xuân. Trong những tháng đầu năm, tiết trời mùa xuân êm dịu, không khí ấm áp hơn nhiều so với mùa đông. Lại đúng vào thời điểm lễ hội, bạn vừa có thể hành hương lễ Phật đầu năm, chiêm bái cầu mong tiền tài phúc lộc và sức khỏe dành cho gia đình và người thân và cũng là cơ hội để du xuân vãn cảnh đầu năm.
<<<Xem thêm: Du Lịch Long An 2024: Tổng Hợp Các Địa Điểm Tham Quan Nổi Tiếng
2. Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Di chuyển đến chùa Tam Chúc
2.1 Xe máy
Đối với việc di chuyển bằng xe máy, bạn có thể lựa chọn đi đường Giải Phóng, đi qua bến xe Nước Ngầm, sau đó tiếp tục đến Thường Tín - Phú Xuyên. Tới đoạn giao quốc lộ 1A, bạn chạy lên quốc lộ rồi chạy về hướng Phú Lý, đi vào đường quốc lộ 21 tầm 10km nữa sẽ thấy Tam Chúc ở ngay trước mặt. Bạn có thể gửi xe máy với giá khoảng 15.000 đồng/xe.
2.2 Ô tô
Có ba cách di chuyển từ Hà Nội đến Chùa Tam Chúc bằng ô tô:
- Cách 1: Theo hướng tương tự như xe máy như đã mô tả trước đó.
- Cách 2: Chạy ra Giải Phóng, sau đó đến bến xe Nước Ngầm và rẽ vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ. Khi đến đoạn Cầu Rẽ, quẹo vào một đường cũ và tiếp tục vào quốc lộ 21 khoảng 10km để đến Chùa Tam Chúc.
- Cách 3: Vẫn hướng đi Pháp Vân - Cầu Rẽ, lên cao tốc Cầu Rẽ - Ninh Bình. Khi đến nút giao Liêm Tuyền, thoát ra và rẽ về hướng Phủ Lý. Tiếp tục chạy tới quốc lộ 21 khoảng 10km để đến Chùa Tam Chúc. Bạn nên đi cách này vì đường sẽ rộng và đi nhanh chóng hơn.
2.3 Xe khách
Bạn cũng có thể lựa chọn xe khách từ Hà Nội đến Hà Nam tại các bến Giáp Bát, Nước Ngầm hoặc Yên Nghĩa, giá vé khoảng 50.000 đồng/người/lượt. Sau khi đến Phủ Lý hoặc Ba Sao, bạn có thể tiếp tục di chuyển bằng taxi hoặc xe ôm để đến Chùa Tam Chúc, mất khoảng 1 tiếng 30 phút.
2.4 Xe bus
Xe bus đi tuyến Hà Nội - Phủ Lý có giá khoảng 30.000 đồng/người/lượt, với mỗi chuyến xuất phát cách nhau 15 phút. Đi xe bus sẽ mất thời gian chờ đợi không quá lâu nhưng bù lại thì chỗ ngồi hạn chế. Trong trường hợp xe quá đông, có khả năng bạn sẽ phải đứng suốt hành trình, điều này có thể gây mệt mỏi và tốn sức.
<<<Xem thêm: Du Lịch Tà Xùa Tự Túc: Kinh Nghiệm Khám Phá 3 Ngày 2 Đêm Trọn Vẹn
3. Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Giá vé vào khu du lịch Tam Chúc
Thực tế, du khách không phải trả vé vào cửa khi đến chùa Tam Chúc. Tuy nhiên, để di chuyển trong khuôn viên, bạn sẽ cần chọn giữa hai phương tiện là xe điện và thuyền.
3.1. Xe điện:
Giá vé xe điện dao động từ 90.000 đồng đến 120.000 đồng/vé khứ hồi/người. Với vé này, bạn sẽ di chuyển từ bến xe điện đến cổng tam quan nội và ngược lại. Bạn có thể mua vé xe điện từ ban quản lý chùa Tam Chúc đi khoảng 5km từ cổng chùa vào sau đó tiếp tục đi bộ vào trong chùa.
3.2. Thuyền:
Giá vé đi thuyền dao động từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng/vé khứ hồi/người, tùy thuộc vào loại thuyền là thuyền bình thường hay thuyền VIP. Với vé này, bạn sẽ di chuyển từ bến thuyền đến cổng tam quan nội và ngược lại.
4. Kinh nghiệm lên lịch trình lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024
- 7h00: Khởi hành từ Hà Nội đến Tam Chúc (bạn có thể đi xe khách hoặc xe xe máy)
- 9h00: Đến nơi, bạn dành 10-15 phút chuẩn bị và nghỉ ngơi để lấy sức cho chuyến tham quan.
- 9h30 - 12h00: Lên thuyền và bắt đầu hành trình tham quan chùa. Chiêm ngưỡng cổng Tam Quan, sau đó qua vườn Cột Kinh với những khoảng không rộng lớn cùng những cây cột vươn cao vút lên trời xanh. Tiếp theo là thăm điện Quan m với những bức phù điêu tinh xảo, sau đó đến điện Tam Thế, tượng trưng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Cuối cùng, thăm chùa Ngọc chế tác từ đá granite, được xem như là biểu tượng đàn Tế Trời của Tam Chúc.
- 12h15: Kết thúc hành trình tham quan Tam Chúc, di chuyển bằng xe điện đến hàng Thủy Đình để dùng bữa trưa.
- 13h30: Tiếp tục hành trình đến khu danh thắng Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn. Đền thờ anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt, với phía trước hướng về bờ sông và phía sau là thờ Mẫu hậu và Công Chúa, gắn với những truyền thuyết linh thiêng và ly kỳ.
- 18h00: Lên xe trở về Hà Nội, kết thúc một chuyến đi đầy thú vị và bổ ích.
<<<Xem thêm: Kinh Nghiệm Lễ Chùa Bái Đính Đầu Năm 2024
5. Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Mẹo sắm lễ khi đi chùa Tam Chúc
Khi đi lễ chùa, việc dâng cúng phẩm vật là một cách để biểu lộ lòng thành kính của chúng ta. Mặc dù đây chỉ là hình thức bề ngoài, nhưng chúng ta vẫn cần chuẩn bị cho thật trang nghiêm. Dưới đây là một số gợi ý về việc sắm lễ:
- Lễ Chay: Bao gồm hương, hoa, đăng, trà, quả, thực dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát. Ngoài ra, lễ chay còn dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền, vàng, nón, hia…
- Lễ Mặn: Bao gồm gà, lợn, giò, chả... được làm cẩn thận, nấu chín. Lễ này thường được đặt tại bàn thờ Ngũ Vị Quan lớn tức là ban công đồng.
- Lễ Đồ Sống: Bao gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi, là lễ dành riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà tại hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng có thêm tiền vàng.
- Cỗ Mặn Sơn Trang: Bao gồm đặc sản Việt Nam như cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả... Thường sắm theo con số 15, tương ứng với 15 vị được thờ tại ban Sơn Trang.
- Lễ Ban Thờ Cô, Thờ Cậu: Bao gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo... cũng như gương, lược và những đồ chơi dành cho trẻ nhỏ.
- Lễ Thần Thành Hoàng: Thường dùng lễ mặn như chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng...
Tất cả các lễ trên có thể được dâng cúng không chỉ tại các chùa mà còn tại các Đền, Miếu, Phủ, Đình. Quan trọng nhất là phẩm vật dâng cúng phải là thật, không quan trọng là nhiều hay ít, tốt hay xấu, ngon hay dở mà quan trọng nhất là lòng thành và tâm thành của người thực hiện. Lễ phẩm là biểu hiện của tấm lòng, do đó, không nên sử dụng lễ giả để biểu thị lòng thành.
6. Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Các bước dâng lễ tại chùa Tam Chúc
- Bước 1: Bạn đặt lễ vật đã chuẩn bị sẵn. Sau đó, thắp hương và lễ tại ban thờ Đức Ông trước.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn di chuyển đến chính điện để đặt lễ và thắp đèn nhang
- Bước 3: Bạn tiếp tục đi đến tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường để thắp hương. Lưu ý rằng mỗi ban thờ đều có 3 hoặc 5 lễ. Đồng thời, ở các chùa nhỏ có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ, bạn cũng có thể đặt lễ và thắp hương cầu nguyện.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn làm lễ tại nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
- Bước 5: Sau buổi lễ và đã đi tham quan hết, bạn nên tới nhà trai giới hoặc phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì. Ngoài ra, bạn cũng có thể công đức cho nhà chùa.
<<<Xem thêm: Lễ Chùa Đầu Năm 2024: Kinh Nghiệm Chi Tiết Dể Có Một Năm Mới An Lành
7. Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Tham quan những công trình độc đáo tại chùa Tam Chúc
7.1 Hồ Tam Chúc
Đây là một hồ tự nhiên sở hữu khung cảnh đẹp và thơ mộng. Mặt hồ tĩnh lặng được trang trí bởi những đóa hoa sen, và khi du lịch vào mùa sen nở, hương thơm của sen làm cho khung cảnh trở nên thêm phần rực rỡ. Điều đặc biệt là hồ này còn có sáu núi nhỏ, trông vô cùng độc đáo và đặc sắc. Giữa lòng hồ là một hòn đảo nhỏ, đó chính là Đình Tam Chúc với kiến trúc đặc trưng của vùng Bắc Bộ. Trong những ngày se lạnh với sương mù hoặc khi hoàng hôn buông xuống, hồ Tam Chúc phản chiếu ánh sáng, tạo nên một không gian huyền bí và lung linh như trong những câu chuyện truyền thuyết.
7.2 Tham quan nhà khách Thủy Đình
Nhà khách Thủy Đình là điểm đến đầu tiên khi bạn tới chùa Tam Chúc. Tại đây, bạn có thể mua vé để vào chùa và tìm hiểu thông tin chi tiết về chùa Tam Chúc. Bạn cũng có sự lựa chọn giữa việc mua vé thuyền hoặc vé xe điện để vào chùa. Bên trong nhà khách Thủy Đình được bài trí một cách trang nghiêm. Những bức tranh và ảnh mô phỏng toàn cảnh chùa Tam Chúc được trang trí bằng đèn LED, tạo nên một không gian rất đẹp mắt. Không chỉ vậy, nhà khách Thủy Đình còn là địa điểm "sống ảo" quen thuộc của nhiều du khách khi du lịch Tam Chúc.
7.3 Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan là một biểu tượng đặc trưng của chùa Tam Chúc. Đúng như tên gọi, nơi này được xây dựng với 3 cổng, bao gồm 1 cổng chính và 2 cổng phụ. Ngay trước cổng, bạn sẽ thấy bến thuyền và điểm trả khách của xe điện.. Hai bên của Cổng Tam Quan là hai con đường lớn, là lối đi bộ dẫn lên các chính điện lớn của chùa.
7.4 Vườn Cột Kinh
Khi đi qua Cổng Tam Quan, bạn đi tiếp sẽ thấy vườn Cột Kinh với 32 cột kinh khổng lồ được đặt theo hàng lối vô cùng nghiêm trang. Lấy cảm hứng từ Bảo vật quốc gia Cột Kinh tại chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Vườn Cột Kinh tại chùa Tam Chúc được phục dựng với quy mô không kém phần ấn tượng. Mỗi cột nặng khoảng 200 tấn và được chế tác từ đá xanh Thanh Hóa. Các cột đá được thiết kế với chân cột là hình đài sen, thân cột hình lục giác, và trên thân cột là những điêu khắc thủ công chứa đựng những lời dạy của Phật. Đỉnh cột được trang trí bằng hình ảnh nụ sen đặc trưng.
7.5 Tam Điện
Tam Chúc có 3 chính điện chính là: Điện Quán Am, Điện Giáo Chủ và Điện Tam Thế.
Điện Quán Âm: Nơi này thờ Phật nghìn tay, nghìn mắt. Khi đến đây, bạn sẽ được ngắm nhìn một kho tàng phong phú với những điển tích về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật.
Điện Giáo Chủ: Đây là khu vực thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, bên trong có một pho tượng được chế tác từ đồng nguyên khối, có trọng lượng gần 100 tấn, là tác phẩm của các nghệ nhân Việt Nam. Xung quanh Điện Giáo Chủ là bốn bức phù điêu lớn, thể hiện các giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật, từ thời điểm Ngài đản sinh, thành đạo, thuyết pháp, cho tới khi nhập Niết Bàn.
Điện Tam Thế: Đây là điện lớn nhất trong Tam Điện, bên trong chứa ba pho tượng biểu tượng cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên tường của Điện Tam Thế có những bức phù điêu miêu tả về cõi Niết Bàn, nơi mà linh hồn được giải thoát khỏi vòng luân hồi, cái chết và tái sinh.
<<<Xem thêm: Top 30 Địa Điểm Dã Ngoại Vào Cuối Tuần Gần Hà Nội
7.6 Đàn tế trời chùa Ngọc
Để đến được chùa Ngọc là một thách thức dành cho du khách khi khám phá chùa Tam Chúc. Sau khi đi qua khu vực Tam Điện, bạn sẽ phải đi bộ và leo bậc thang một đoạn khá xa. Tuy nhiên, với những nỗ lực này, khi đến chùa Ngọc bạn sẽ không khỏi bất ngờ bởi lối kiến trúc độc đáo, khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên khi nhìn từ trên cao. Chùa Ngọc là được chế tác hoàn toàn từ đá granite mà không sử dụng bất kỳ vật liệu bê tông nào. Vì vậy, mặc dù diện tích sàn chỉ có 13m2, nhưng ngôi chùa này nặng tới tầm 2000 tấn.
7.7 Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc nối với chùa Tam Chúc thông qua một cây cầu bắc ngang qua hồ Lục Ngạn. Nơi này là đình thờ Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt thời nhà Đinh. Theo truyền thuyết, trong cuộc chiến dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã đến đây để chiêu mộ binh mã. Sau khi chiến thắng và lên ngôi hoàng đế, ông đã ra lệnh xây dựng đền thờ tại đây. Khi bước qua cây cầu dẫn đến Đình, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh rộng lớn của hồ Lục Ngạn - hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất Việt Nam. Dưới đáy hồ, có rất nhiều loài động thực vật thiên nhiên sinh sống. Đặc biệt, vào mùa sen nở, dạo bước trên hồ sẽ cảm giác như lạc vào chốn tiên cảnh bình yên.
8. Kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 - Một số lưu ý khi thăm quan
Vào những dịp lễ hay đầu năm mới là thời điểm mà lượng du khách đổ về tham quan chùa Tam Chúc tăng cao, đặc biệt là vào cuối tuần. Để mua vé và lên xe điện hoặc thuyền vào chùa bạn sẽ phải phải xếp hàng.
- Khu du lịch chùa Tam Chúc có diện tích rộng lớn, lên đến 4000 ha, do đó, việc chuẩn bị một bản đồ trước khi đi sẽ giúp bạn tránh mất thời gian di chuyển không cần thiết.
- Phật tử khi bước vào khu vực chùa nên sử dụng cửa bên thay vì cửa chính và tuyệt đối không được dẫm hay đạp lên bậu cửa mà bạn phải bước qua.
- Chỉ nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong hay rải tiền lẻ khắp nơi làm ảnh hưởng đến không gian của chùa.
- Khi thăm chùa Tam Chúc, bạn nên nhớ chỉ được chụp hình bên ngoài và không được phép chụp hình bên trong các khu vực thờ tự.
- Chùa là nơi linh thiêng và khi tới đây bạn cũng nên mặc trang phục lịch sự và trang nhã, tránh những trang phục quá hở hang. Đặc biệt, vì phải đi bộ khá nhiều, nên bạn hãy chọn giày thể thao hoặc giày bệt đi cho thoải mái.
- Giữ tâm tịnh, ý sáng, đi đứng nhẹ nhàng và giữ thái độ khiêm nhường. Hạn chế cười nói to để không làm ảnh hưởng đến không khí thanh tịnh của chùa.
- Trong những ngày lễ và dịp Tết, lượng du khách tăng đột ngột, bạn cần lưu ý đề phòng bị móc hoặc giật túi.
- Xe điện & thuyền là hai phương tiện duy nhất được phép đưa khách vào thăm quan chùa. Thời gian di chuyển bằng xe điện 10 phút, thời gian đi thuyền 30 – 45 phút.
- Về ẩm thực, khuôn viên chùa cung cấp dịch vụ Buffet các món chay mặn với giá 150.000 đồng/người. Ngoài ra, còn có khu vực ẩm thực khác (dùng phiếu) cung cấp các món ăn vặt như xúc xích, phở cuốn,...
- Nếu bạn lên thăm chùa Ngọc, hãy lưu ý rằng đường lên khá nhỏ, cần cân nhắc khi đưa trẻ em hoặc người già lên chùa. Chùa Ngọc có một đường lên và một đường xuống, tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều biết nên xảy ra trường hợp lên xuống cùng một đường nhỏ.
- Cuối cùng, hãy chuẩn bị thêm một chút tiền mặt (ngoài tiền vé và tiền lễ) vì có thể có các chi phí phát sinh trong quá trình tham quan.
Trên đây là trọn bộ kinh nghiệm lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024 đầy đủ và mới nhất để bạn tham khảo. Nếu bạn đang lên kế hoạch khám phá ngôi chùa xinh đẹp này, hãy nắm vững những kinh nghiệm và thông tin hữu ích trên để chuyến đi của bạn thuận lợi hơn.
VIDEO: Lễ chùa Tam Chúc đầu năm 2024: Kinh nghiệm cho ai đi lần đầu