Việt Nam ta  có câu "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành" các bác nhớ đi chơi đâu cũng nên để ý . Hôm nay Cuồng Du Lịch xin chia sẻ những điều cấm kỵ khi đi du lịch Việt Nam để các bạn được nắm rõ . Mong sao các bạn tránh được các điều cấm kỵ này nhé.

9 Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Du Lịch Sapa

  1. nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-sapa
  2. Vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ, khách không được ngồi gian giữa, vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ và ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù họ đã mất khách cũng không được ngồi vào.
  3. Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.
  4. Đặt chân vào bản Cát Cát, Tả Phìn, Tả Van của người Mông đen hay người Dao đỏ nhưng nếu bản đang bận cúng thần hay đuổi tà m.a, họ không muốn cho người lạ tham dự. Lúc đó trước cổng bản thường có một chùm lá xanh treo trên cây cột cao dựng nơi trang trọng để ai cũng nhìn thấy được mà tránh không vào.
  5.  Đi lại trong bản không cười đùa huyên náo như ngoài vườn hoa, công viên mà phải từ tốn, lịch lãm, tôn trọng cảnh quan tĩnh lặng vốn có của bản làng. Với các cháu nhỏ, dù yêu trẻ đến đâu cũng không xoa đầu chúng. Đồng bào cho rằng xoa đầu, hôn đầu trẻ làm chúng hoảng sợ, trẻ dễ bị đau ốm sài đẹn.
  6. Trong bản thường có một khu vực chung t.hờ cúng rất l.inh thiêng: một khu rừng cấm, một gốc cây cổ thụ xum xuê cành lá nhiều năm tuổi, một hòn đá kỳ vĩ thờ thần thánh. Đó thường là nơi sạch, đẹp, mát mẻ, song du khách chớ đến đó dừng chân ngồi nghỉ ngơi, tâm tình, ăn uống, nằm ngả ngốn, vứt rác bừa bãi. Tối kỵ là không huýt sáo khi dạo chơi ngắm cảnh bản. Bà con cho rằng âm thanh tiếng huýt sáo là gọi m.a quỷ về bản.
  7. Ngôi nhà của dân bản, gian giữa là nơi thờ cúng, khách không được phép ngồi ở đấy. Vào thăm nhà phải theo sự chỉ dẫn của gia chủ. Phong tục người Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã đi gặp tiên tổ, khách không được ngồi vào chiếc ghế thiêng liêng đó.
  8. Nhà người Mông xây dựng có cây cột to chôn sâu xuống đất, đụng cao đến nóc nhà, các cột khác nhỏ hơn. Cột đều kê trên mặt đất, cột cao nhất gọi là cột cái, nơi con ma trú ngụ, du khách không treo quần áo, ngồi dựa lưng vào cây cột “linh h.ồn” đó. Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông cho rằng hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện.
  9. Ngoài ra, khi gia chủ mời uống nước, uống rượu, nếu khước từ thì khách nên có lời nói khéo léo để chủ nhà hiểu, thông cảm, chớ úp bát xuống bàn, chỉ thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma.
  10. Trang phục mặc vào thăm bản không mặc loại lanh trắng chưa nhuộm, đó là màu sắc của tang lễ. Du khách đến với Sapa đừng quên tắm nước suối được pha nhiều vị lá cây của người Dao đỏ sẽ làm cho nước da săn chắc, khỏe khoắn và thưởng thức thắng cố bốc khói nghi ngút bên bếp lửa hồng, uống rượu ngô với thịt thú rừng nướng ngào ngạt thơm phúc. 

>>> Xem thêm : Văn Hóa Tip Khi Đi Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay

Điều Kiêng Kỵ Khi Du Lịch Đi Hà Giang

nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-ha-giang

  1. Trang phục : Khi vào thăm bản làng dân tộc ở vùng núi phía Bắc, bạn không nên mặc loại lanh trắng chưa nhuộm vì người dân tộc cho đó là màu sắc của tang lễ.
  2.  Thăm bản làng:Nếu đến bản người Hà Nhì, thấy một cánh cổng chào dựng tạm phía trên buộc dao, kiếm gỗ, đầu cánh gà, bạn đừng nên vào bởi đó là lúc họ đang tổ chức lễ cúng xua đuổi tà m.a.Với những người dân tộc Tày, Thái, Giáy, Lào, Xá Phó cũng phải chú ý những điều tương tự. Vào ngày cúng tế, họ thường buộc chùm lá xanh ở trên cột cao hoặc đan phên mắt cáo, buộc vào đó những xương hàm lợn, trâu bò để người lạ biết mà tránh.
  3. Nếu vô tình lạc vào mà cầm nón, che ô, đeo ba lô... bạn sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng làng. Để cầu mong được miễn phạt hoặc giảm, bạn phải bỏ mũ, ba lô... xuống.Bạn không được huýt sáo khi dạo chơi ở bản bởi những người dân tộc quan niệm việc huýt sáo là gọi m.a q.uỷ về.
  4. Gặp những đứa trẻ con trong bản làng, đừng nên xoa đầu, hôn đầu trẻ bởi việc đó được cho là sẽ làm cho trẻ hoảng sợ, dễ bị đau ốm.
  5. Vào nhà người dân:Trước khi đến nhà người dân, việc đầu tiên phải quan sát xem ở trước cửa nhà, ở đầu cầu thang có cắm hoặc treo một cành lá xanh, một cành gai, tấm phên đan hình mắt cáo hay không. Nếu thấy những dấu hiệu đó, đừng nên bước chân vào nhà vì đó là dấu hiệu k.iêng kỵ không muốn người lạ vào.Với một số người dân tộc như người Hà Nhì đen, thường nhà có hai lớp cửa. Bạn chỉ được vào cửa thứ nhất, gia chủ đồng ý mới được qua cửa thứ hai.Nếu nhà sàn mà nhà lại có hai cầu thang thì cần quan sát xem đi cầu thang nào. Nếu đi cùng chủ nhà hoặc có cán bộ cơ sở đi cùng thì nên để cho chủ nhà hoặc cán bộ cơ sở lên trước.
  6. Thường thì gian giữa là gian thờ c.úng, khách không được phép ngồi. Với người dân tộc Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, dù cho cha mẹ đã khuất, khách cũng không được ngồi vào chiếc ghế đó, không quay lưng vào nơi thờ. Bạn nên theo hướng dẫn của gia chủ.

>>> Xem thêm : XE ĐÒ là xe gì ? Tại sao lại gọi là xe ĐÒ

16 Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Du LịchTràng An

nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-trang-an

  1. Trước hết, vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, nếu không sẽ phạm phạm tội bất kính. Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế, có nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính.
  2. Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật”. Bởi theo quan niệm đạo Phật, bạn sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.
  3.  Khi đi lễ chùa bạn nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí.
  4.  Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật mà nên quỳ lễ chếch sang bên trái hoặc phải một chút.
  5. Lễ chùa bạn phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nếu không, bạn sẽ vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng.
  6.  Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…
  7. Vào chùa, nếu gặp các trụ chì và tăng ni, nên bắt đầu bằng câu “A di đà Phật” . Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.
  8. Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa, khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng bàn thờ mà nên đứng chéo sang một bên.
  9.  Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.
  10. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
  11. Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dàng). Phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dàng, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa,vật tuy xơ sài nhưng quả báo không gánh hết.
  12. Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. Tội náo loạn tam bảo không nhỏ.
  13.  Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.
  14. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.
  15.  Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức, vì sẽ phạm tội “luân đạo thực quả báo” là căn nguyên rơi vào địa ngục.
  16. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo

>>> Xem thêm : Cầu Tõm ở Việt Nam với hàng trăm chuyện giở khóc giở cười

Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Du Lịch Mộc Châu

nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-moc-chau

  1. Để cho mùa màng được tốt tươi, vật nuôi trong nhà sinh sôi phát triển, người H’Mông ki.êng không giẫm lên bếp lò, không để nước làm tắt lửa trong bếp, không để bánh dày bị cháy trong khi nướng, kiêng thổi lửa trong ba ngày Tết…
  2.  Người H’Mông không đón Giao thừa mà quan niệm khoảnh khắc Giao thừa được tính bằng tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm 30 Tết. Ông A Khua (bản Tà Phình, Mộc Châu) cho biết: “Theo quan niệm người H’Mông, sau tiếng gà gáy đêm Giao thừa nếu con chó phát ra tiếng kêu đầu tiên trong năm mới, năm đó sẽ làm ăn phát đạt. Nếu những con thú rừng như cú mèo phát ra tiếng kêu đầu tiên của năm mới sẽ báo hiệu một năm làm ăn thất bát, b.ệnh tật nhiều”.
  3. Theo quan niệm của người H’Mông, trong 3 ngày Tết ăn cơm chan canh năm đó ruộng nương sẽ bị ngập lụt làm ăn thất bát. Ngoài ra, đối với người H’Mông bánh dày như biểu tượng của mặt trăng, mặt trời nên trong 3 ngày Tết k.iêng ăn bánh dày nướng. Đối với người H’Mông ăn bánh dày nướng năm đó sẽ gặp nhiều hạn tai ương, sẽ bị c..hết cháy.
  4.  Ngoài những tục lệ kiê/ng kỵ, người H’Mông cũng có những quan niệm mang may mắn vào trong gia đình vào ngày Tết. Đối với người H’Mông, trong 3 ngày Tết, gia chủ bán được một vật gì, năm đó sẽ buôn bán thuận lợi, làm ăn phát đạt. Anh A Khua (bản Tà Phình, Mộc Châu) cho biết: “Để năm mới gia đình sẽ tậu được nhiều trâu bò, của cải trong nhà sẽ sinh sôi nảy nở thì trong những ngày mồng 7, mồng 8 sẽ đi tìm mua một con bò đang có chửa để dắt về nhà”.
  5. Trong dịp Tết người H’Mông ở Mộc Châu cũng tổ chức các trò chơi truyền thống như đánh tu lu (đánh cù), ném pao, đánh quay… Từ ngày mùng 4, người H’Mông mới bắt đầu chơi Tết. Những bộ váy, áo đẹp nhất sẽ trưng diện trong dịp này. Bởi vậy, nổi bật trong sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào là những gam màu rực rỡ của những chiếc váy tung xòe trên cánh đồng cải trắng ngút ngàn, là tiếng leng keng đồng bạc hoa theo bước chân thiếu nữ đi chơi xuân…

>>> Xem thêm : Các thuật ngữ chuyên ngành du lịch khách sạn cần nắm vững khi đi bất cứ đâu

Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Du Lịch Đà Lạt

nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-da-lat

  1. Thứ nhất : Điều đầu tiên là bạn đến Đà Lạt và những ngày lễ mà quên đặt phòng và đặt vé cả hai chiều đi và về quá muộn.Vào những ngày lễ hầu như Đà Lạt sẽ cháy phòng. Và đêm Đà Lạt tầm 15,16 độ thì liệu bạn có thể ngủ ngoài đường được không?Và cũng vào những ngày này vấn đề vé máy bay hay vé xe đi Đà Lạt cũng rất khan hiếm. Mặc dù có rất nhiều chuyến xe đi Đà Lạt những đa phần vào những ngày này đều hết. Vậy nên bạn hãy cân nhắc sắp xếp thời gian và đặt vé sớm. Nhớ đặt cả chiều đi và chiều về nhé.
  2. Thứ hai: Tin vào những lời mời chào nghe rất chi là vô lý.Vấn đề này tớ đã “nhai” đi nhai lại rất rất nhiều lần rồi. Dâu tây Đà Lạt hái tại vườn không bao giờ có cái giá 20 hay 30.000đ/kg hết. Loại dâu xã hay nói trắng là dâu loại “bét” cũng có giá 20k/kg. Mà giá này là giá đại lý hay giá vào mùa dâu cao điểm.Những lời mời chào của mấy anh chạy xe máy nào là hái dâu tại vườn, nào là ăn đặc sản miễn phí. Đây chỉ là cái bẩy để đưa bạn vào lò mứt, và giá mứt ở đây thì trên trời và chất lượng thì chưa biết thẩ giả thế nào.Vậy bạn đã từng bị lừa vụ này chưa ? Hãy chia sẽ để mọi người còn tránh nhé.
  3. Thứ ba: Khách sạn chất lượng cao, ngay trung tâm thành phố với giá rẻ như cho có đúng là sự thật.Hãy cẩn thận với loại khách sạn này, giá rẻ chỉ có dạng hostel, nhà nghỉ xa trung tâm thôi nhé.
  4. Thứ tư: Không thử cảm giác mới mà xưa nay bạn chưa thử.Nghe có vẽ trừu tượng lắm đúng không ? Theo tớ đó là những cảm giác, những trải nghiệm mới mà tớ liệt kê ra bên dưới bạn nên thử một lần khi đến Đà Lạt.Thay vì đi những điểm du lịch bạn hãy đi những điểm nhà vườn. Thay vì ăn cơm nhà hàng bạn hãy ăn cơm bụi, món ăn vặt thay cơm. Ngủ homestay hoặc ngủ lều thay vì khách sạn. Đi xe máy xuyên qua những tán thông xanh thay vì đi oto. Đón bình minh sớm, đi chợ âm phủ thay vì ngủ nướng…
  5. Thứ năm: Ăn ở chợ đêm Đà Lạt.Chặt chém, thực phẩm b,ẩn, ng.ộ độc thức ăn, khuyến mãi thêm hù dọa, chửi, đánh…là những gì người ta hay nhắc đến khung cảnh chợ đêm Đà Lạt. Không tin bạn cứ lên google tìm thử xem.Đến chợ đêm bạn chỉ nên đi ngắm nghía, mua quà lưu niệm ở những nơi có giá cả rỏ ràng và chụp hình tự sướng thôi nhé. Nếu muốn ăn thứ gì đó thì bạn ra hồ Xuân Hương ăn bánh tráng, khoai lang, bắp nướng nhé.
  6. Thứ sáu: Đi Đà Lạt mua toàn đồ “không phải Đà Lạt”.Bạn có chắc rằng những loại mứt thơm ngon và đẹp mắt ở Đà Lạt là hàng Đà Lạt?Tớ có thể giám chắc phần nào những thứ như mứt, siro dâu tây, dâu tằm, mứt hồng dẻo, sản phẩm từ atiso, khoai lang và một số thứ rau củ quả tươi là của Đà Lạt thôi.
  7. Thứ 7: Lên Đà Lạt lại đi kiếm chỗ xem phim hay ăn thức ăn nhanh.Bạn biết cái rạp chiếu phim to đùng tối nào cũng phát loa không? Đó chính là rạp phim lớn nhất Đà Lạt đấy, nếu bạn đã từng xem phim rạp ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội…thì tớ khuyên đường nên vào nhé. Vào rồi lại chê tội Đà Lạt ạ.Đà Lạt của tớ nổi tiếng với cái xuýt xoa bên ly sữa đậu, bánh ngọt nóng và cảm giác phà hơi ra khói. Tụ tập cùng bạn bè bên nồi lẩu nóng hổi, bên bếp than hồng với món nướng ngói và vị nồng của chén rượu hâm nóng.Cảm giác nắm tay nhau đi dạo bên bờ hồ Xuân Hương. Là hương vị nồng nàn bên ly cafe nóng và một bản nhạc trịnh du dương…
  8. Thứ 8: Nghe theo những bài báo dật tít câu like để rồi có quyết định sai lầm và hối tiếc.Hằng năm cứ vào những mùa hoa như Dã quỳ, Lavender, Hướng dương, Mai anh đào…là những “nhà báo đời” lại dật tít. Tùy vào mỗi năm mà hoa nở vào mỗi dịp.
  9. Thứ 9: Đi Đà Lạt vào mùa mưa.Đừng tin vào những gì người ta ca ngợi mùa mưa Đà Lạt. Hãy xem những gì bạn sẽ nhận được khi đi Đà Lạt vào mùa mưa rồi quyết định nhé.Đi Đà Lạt vào mùa mưa hầu như bạn chỉ ăn, cafe và ngủ nướng. Các điểm du lịch có vẽ như xơ xác và không được chăm chút. Trời lạnh và mưa hoài không ngớt.

>>> Xem thêm : Tiền Tip , Tiền Bo , Tiền Boa Là Gì ? Khi Nào Cần Tip , Cần Boa ?

Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Du Lịch Đà Nẵng - Hội An

nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-hoi-an

  1.  Kỳ kèo giá cả khi mở hàng vào sáng sớm : Khi đến đây, ắt hẳn ít nhất 1 lần bạn được nghe những người dân địa phương căn dặn không nên kỳ kèo trả giá khi mua hàng vào sáng sớm. Bởi theo người dân tại đây, người mở hàng sẽ quyết định việc buôn bán may mắn hay xui xẻo trong ngày.Chính vì vậy, nếu bạn mua hàng với thái độ kỳ kèo, khó chịu họ sẽ thấy không thoải mái, cho đó là điềm xui xẻo. Nếu bạn quyết định mua một món hàng nào đó, hãy vui vẻ và trò chuyện thoải mái với người bán để đem đến sự may mắn cho họ cả ngày nhé!
  2.  Không được sử dụng xe gắn động cơ trong khu vực phố cổ Hội An  : Nhiều tuyến phố trong khu vực phố cổ có lệnh cấm sử dụng xe gắn động cơ như xe máy, xe ô tô…di chuyển vào một số khung giờ cố định, thường là trong khung giờ 9 – 11h và 15 – 21h30. Một số tuyến đường chính được áp dụng lệnh cấm như Trần Phú, Nguyễn Huệ, Công Nữ Ngọc Hoa và toàn bộ con đường dọc bờ sông Hoài.
  3. Ăn mặc phản cảm, thiếu lịch sự : Hội An không chỉ nổi tiếng bởi vẻ đẹp thơ mộng, cổ kính mà còn nổi tiếng với rất nhiều điểm thờ tự cổ kính, tâm li.nh như tổ đình Phước Lâm, Chúc Thánh, Long Tuyền… Chính vì vậy, bạn không nên mặc váy quá ngắn hay quần đùi đến những điểm này.
  4. Tránh chen lấn, xô đẩy khi đi du lịch Hội An : Vào mùa cao điểm, Hội An luôn chật ních khách du lịch ghé thăm, vì vậy đường sá lúc nào cũng rất đông đúc, tấp nập. Vì vậy, nếu vào một địa điểm ăn uống hay tham quan nổi tiếng nào đó, bạn nên lịch sự xếp hàng, không chen lấn, xô đẩy.

>>> Xem thêm : Xe Lôi – phương tiện di chuyển lý thú ở miền Tây

5 Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Du Lịch Côn Đảo

nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-con-dao

Có câu " Có k.iêng có lành" nghĩa là đối với các vấn đề tâm l.inh thì tốt nhất là tránh làm những điều phạm những điều ki.êng kỵ, không thì những điều mình cầu xin khi đi lễ sẽ không thành hiện thực hoặc thậm chí là mang tội với những người khuất thì càng không được.

Đặc biệt, Côn Đảo là điểm du lịch t.âm l.inh linh thiêng, và có nhiều người đến Côn Đảo vào các dịp lễ để thắp nén nhang và cầu cho gia đình khỏe mạnh, làm ăn thành công như: dịp đầu năm, cuối năm, ngày giỗ cô Sáu, ngày thương binh liệt sỹ 27/07, ....

Một vài điều k.iêng kỵ khi đi lễ tại Côn Đảo như sau:

  1. Đi lễ cô Sáu nên đi từ lúc 22h trở đi
  2. Đồ lễ cô Sáu không thể thiếu hoa cúc trắng
  3. rước khi đến lễ mộ cô Sáu cần phải ra trình tại đài tưởng niệm ở nghĩa trang Hàng Dương.
  4.  Không đùa giỡn, nói bậy bạ, kể cả trong suy nghĩ cũng không nên.
  5.  Trang phục đi lễ lịch sự, không quá ngắn.

>>> Xem thêm : XE XÍCH LÔ - Phương tiện yêu thích nhất của khách nước ngoài khi đến Việt Nam

5 Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Du Lịch Huế

nhung-dieu-kieng-ki-khi-di-hue 

  1. Không có những hành vi phá hoại cảnh quan thiên nhiên, không xả rác hoặc đem các vật dụng nguy hại cho sức khỏe và môi trường…tại các điểm công cộng và tham quan du lịch.Đây là những điều tối kị vì nó gây mất mĩ quan rất lớn và ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của di tích. Đặc biệt du khách nước ngoài nhìn vào sẽ mất lòng tin và tình cảm, sẽ không còn muốn quay lại du lịch nữa.
  2.  Không la hết, nói cười quá lớn nơi công cộng, hạn chế tối đa bấm còi xe khi lưu thông trên đường.Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên, luôn kiểm soát lời ăn tiếng nói, hành động của mình là những điều bạn nên chú ý khi đi du lịch Huế vì người Huế tương đối nhẹ nhàng, lịch thiệp.
  3.  Không say xỉn mất kiểm xoát hành vi của mình nơi công cộng .Đến đình chùa miếu thờ…là những nơi tâm linh nên bạn cũng phải lưu ý không được uống quá nhiều rượu bia dẫn đến say xỉn, không kiểm soát được hành động của mình rồi gây rối, mất trật tự ảnh hưởng đến nhiều người.
  4. Không đeo bám, chèo kéo du khách tham quan, không nâng giá, ép giá khi du khách sử dụng các dịch vụ.
  5. Không phân biệt đối xử với khách du lịch.

>>> Xem thêm : Phong tục các nước trong ngày Lễ Tình yêu Valentine’s Day 14/2

Việt Nam ngày càng mở cửa và thu hút du khách nước ngoài đến thăm ngắm, khám phá. Vì vậy cần có thái độ văn minh trong ứng xử và không phân biệt đối xử với khách du lịch nói chung. Hãy cẩn trọng với những điều cấm kỵ khi đi du lịch ở trên nhé

Khách sạn đã xem