Kinh nghiệm lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024
21/11/2024 3217
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là một địa điểm linh thiêng và thu hút sự quan tâm của hàng trăm nghìn du khách trong và ngoài nước. Nơi đây không chỉ sở hữu vẻ đẹp văn hóa và tâm linh, mà còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn hấp dẫn mà du khách đến đây đều mong muốn khám phá. Nếu bạn đang lên kế hoạch cho một chuyến thăm Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam đầu năm 2024 thì bài viết này của Blog Travel Việt chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm du lịch quý báu. Bạn hãy theo dõi ngay nhé!
- Kinh nghiệm lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024 - Thời điểm để đi hành hương
- Kinh nghiệm lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024 - Hướng dẫn di chuyển
- Kinh nghiệm lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024 - Giờ mở cửa
- Kinh nghiệm sắm khi lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024
- Kinh nghiệm đọc văn khấn khi đi miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024
- Kinh nghiệm lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024 - Cách xin lộc, xin xăm
- Kinh nghiệm lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024 - Một số địa điểm bạn nên đến
- Kinh nghiệm lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024 - Một số lưu ý
1. KINH NGHIỆM LỄ MIẾU BÀ CHÚA XỨ ĐẦU NĂM 2024 - THỜI ĐIỂM ĐỂ ĐI HÀNH HƯƠNG
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là một điểm đến tâm linh vô cùng thiêng liêng, vì ai đến đây cũng cầu được ước thấy nên càng ngày càng nhiều người đến chiêm bái. Thời điểm viếng thăm Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam cũng khá linh hoạt, phụ thuộc vào sự sắp xếp thời gian của từng người. Tuy nhiên, mọi người thường đến Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam đông nhất là vào đầu năm. Đây là lúc người Việt thường có thói quen đi chùa đầu năm lấy lộc và cầu may mắn, sức khỏe.
<<<Xem thêm: Quy Định Hành Lý Mới Nhất Của Hãng Hàng Không Vietjet Air
2. KINH NGHIỆM LỄ MIẾU BÀ CHÚA XỨ ĐẦU NĂM 2024 - HƯỚNG DẪN DI CHUYỂN
Theo kinh nghiệm lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024 của Blog Travel Việt thì CHÂU ĐỐC cách THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH khoảng 250km nên bạn có thể tự chủ động lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp như xe máy, ô tô hoặc xe khách (tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân)
2.1 Di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy:
- Lộ trình 1: Xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, đi theo Quốc lộ 62 qua Bình Hiệp, sau đó tiếp tục theo hướng biên giới từ Hồng Ngự đến Tân Châu để đến miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc.
- Lộ trình 2: Xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, đi theo Quốc lộ 1A, vượt cầu Mỹ Thuận, rẽ vào Quốc lộ 80, đi qua Phà Vàm Cống, và tiếp tục đến Sa Đéc, qua thành phố Long Xuyên, rồi đi thẳng theo Quốc lộ 90 để đến Châu Đốc.
2.2 Di chuyển bằng xe khách:
- Nếu bạn muốn hành trình an toàn và có thể thư giãn trong quãng đường di chuyển, có thể lựa chọn xe khách để đến Châu Đốc. Dưới đây là một số lựa chọn và giá vé tham khảo:
- Xe khách Phương Trang: Xuất phát từ bến xe Miền Tây, giá vé tham khảo là 175.000 VND/người/lượt.
- Xe khách Huệ Nghĩa: Xuất phát từ số 11 Lê Đại Hành, phường 4, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, giá vé tham khảo là 150.000 VND/người/lượt.
- Xe khách Kim Mai: Xuất phát từ bến xe Miền Tây, giá vé tham khảo là 120.000 VND/người/lượt.
<<<Xem thêm: Du Lịch Hòa Bình 2024: Các Địa Điểm Tham Quan Nổi Tiếng Nhất
3. KINH NGHIỆM LỄ MIẾU BÀ CHÚA XỨ ĐẦU NĂM 2024 - GIỜ MỞ CỬA
Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam mở cửa đón tín đồ và du khách hàng ngày, giúp mọi người có cơ hội tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tâm linh của ngôi miếu.
- Thời gian mở cửa: Từ 5:00 sáng đến 10:00 tối mỗi ngày.
- Lễ hội đặc biệt: Hàng năm, từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 âm lịch, miếu Bà Chúa Xứ thường tổ chức một lễ hội lớn kéo dài trong nhiều ngày, thu hút hàng nghìn tín đồ và du khách tham gia. Nếu bạn có ý định thăm miếu Bà Chúa Xứ lúc này, hãy đảm bảo bạn đến đúng giờ để có trải nghiệm tốt nhất với mọi hoạt động tại đây.
4. KINH NGHIỆM SẮM KHI LỄ MIẾU BÀ CHÚA XỨ ĐẦU NĂM 2024
Lễ vật khi đến miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024 bao gồm mâm trái cây ngũ quả, hoa, hương, đèn cầy, hũ gạo, hũ muối, trà, rượu, bánh kẹo, trầu cau, xôi chè, bánh bao, và heo quay nguyên con. Trong số những lễ vật này, heo quay nguyên con được coi là lễ vật trang trọng và đặc biệt được đông đảo người hành lễ dâng cúng. Theo phong tục thì heo quay dùng để cúng phải có một con dao cắm ở ngay sống lưng. Khi chuẩn bị lễ vật để đến miếu Bà Chúa Xứ, các đồ như bánh kẹo, hoa quả, hương... dễ mang theo thì bạn nên chuẩn bị tại nhà. Vì mua ở ngoài trước như thế sẽ có giá tốt hơn mua ở những hàng quán bán đồ lễ ở gần chùa. Với heo quay, do vấn đề di chuyển nên không phải ai cũng có thể mang theo từ nhà. Bạn có thể mua heo quay tại các cửa hàng gần chùa. Tuy nhiên, khi mua, nên tìm hiểu kỹ về giá cả và chất lượng để tránh trường hợp mua với giá quá cao.
5. KINH NGHIỆM ĐỌC VĂN KHẤN KHI ĐI MIẾU BÀ CHÚA XỨ ĐẦU NĂM 2024
Khi đến viếng bà, các tín chủ có thể sử dụng bài khấn sau:
“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Xứ
Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: ……………………………………………..
Ngụ tại:……………………………………………………………………………………..
Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó).
Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”.
<<<Xem thêm: Du Lịch Quảng Ninh Tự Túc 2024: Tổng Hợp Các Địa Điểm Tham Quan
6. KINH NGHIỆM LỄ MIẾU BÀ CHÚA XỨ ĐẦU NĂM 2024 - CÁCH XIN LỘC, XIN XĂM
Hầu hết những người đến thăm lễ Bà Chúa Xứ Châu Đốc thường đều xin một bao lì xì về và đó được coi là là bao lì xì lộc, mang lại nhiều thuận lợi, suôn sẻ cho gia chủ. Khi sở hữu "bao lì xì" may mắn này, bạn phải sử dụng lộc này của Bà Chúa Xứ Châu Đốc đúng cách như sau :
- Rước lộc về nhà, gia chủ đặt bao lì xì lên một đĩa để thỉnh lộc Bà Chúa Xứ. Sau đó, đặt 4 ly nước suối kế bên bao lì xì, rồi lần lượt cầm lên từng ly để cầu khấn với mục đích để cung nghinh Bà về cư gia. Sau khi cầu khấn xong ,với mỗi ly nước, gia chủ mang chúng đem đổ ra 1 góc nhà, 4 ly tương đương với 4 góc nhà.
- Sau đó, gia chủ sẽ đặt bao lì xì lên bàn thờ Mẹ Quan Âm, nhưng lưu ý tránh đặt ở bàn thờ Ông Địa, bởi trong quan niệm thờ cúng, tâm linh, điều này có ý nghĩa khinh thường, thiếu tôn trọng đối với Bà Chúa Xứ Núi Sam.
- Đặc biệt, khi đã đặt lộc lên bàn thờ Quan Âm, gia chủ phải thực hiện đúng theo phong tục chín ngày thay nước và ba ngày thay trầu cau tươi một lần, không được để quá số ngày theo quy định này.
- Bên cạnh đó, gia chủ cũng cần thường xuyên thực hiện cúng bái Bà Chúa Xứ, đặc biệt vào những ngày quan trọng như đầu tháng, hay rằm để xin sự phù hộ và che chở cho gia đình.
- Nếu muốn hóa lộc đã thỉnh, gia chủ nên chọn ngày 23 âm lịch để thực hiện.
7. KINH NGHIỆM LỄ MIẾU BÀ CHÚA XỨ ĐẦU NĂM 2024 - MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM BẠN NÊN ĐẾN
Thêm 1 điều nữa, khi đến Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, bạn hãy dành thêm thời gian để khám phá những cảnh đẹp tuyệt vời và ghi lại những kỷ niệm đáng nhớ trong hành trình khám phá miền đất này nhé. Dưới đây là một số trải nghiệm tuyệt vời mà Blog Travel Việt muốn giới thiệu đến bạn.
7.1 Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Lễ hội "Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam" diễn ra từ ngày 23 đến 27 - 04 âm lịch hàng năm, thu hút hàng vạn người đến dự lễ và tham gia các hoạt động vui nhộn trong lễ hội như hát bội, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ,... Các nghi lễ chính trong lễ hội bao gồm:
- Lễ "Tắm Bà"” (giống như lễ mộc dục ở miền Bắc): Diễn ra vào lúc 0 giờ ngày 24-04 âm lịch hàng năm, lễ "Tắm Bà" được tổ chức một cách tỉ mỉ và trang nghiêm. Sau khi lễ kết thúc, nước tắm cho Bà còn lại sẽ đem hoà trong 2 thùng nước lớn rồi phân phát cho du khách trẩy hội.
- Lễ Thỉnh sắc: Nếu lễ "tắm Bà" được tổ chức vào ngày 24 thì lễ Thỉnh Sắc cử hành vào khoảng 16h chiều ngày 25.
- Lễ Túc yết: Cử hành vào lúc 0 giờ đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, bao gồm nghi thức chính là cúng tế và xây chầu. Lễ vật dâng cúng bao gồm một con heo trắng, một đĩa huyết heo có kèm theo nhúm lông nhỏ. Ngoài ra, còn có một mâm trái cây, trầu cau, gạo, muối.
- Lễ Chánh tế: Tổ chức vào lúc tờ mờ sáng ngày 27, gần giống với nghi thức cúng Túc yết.
- Lễ Hồi sắc: Diễn ra khoảng 15h ngày 27-04, đây là lúc đoàn hành lễ rước bài vị Thoại Ngọc Hầu và nhị vị phu nhân từ miếu trở về Sơn Lăng, kết thúc lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam.
<<<Xem thêm: Du Lịch Mai Châu 2024: Kinh Nghiệm Di Chuyển, Ăn Uống, Ngủ Nghỉ
7.2 Tham quan ngắm toàn cảnh Núi Sam tại Cáp Treo Núi Sam
Tháp Núi Sam, với độ cao 284m tọa lạc tại Núi Sam, phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang, được biết đến là trong những điểm du lịch nổi tiếng. Du khách đến đây sẽ có cơ hội trải nghiệm đi cáp treo chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời, hùng vĩ và hoang sơ của rừng núi An Giang. Giá vé cho cáp treo thường dao động từ 70.000 đến 150.000 VND mỗi vé.
7.3 Thư giãn tại khu nghỉ dưỡng và check in cực đẹp tại Victoria Núi Sam
Khi đặt chân đến đây, bạn sẽ bị mê hoặc bởi không gian cảnh đẹp tuyệt vời. Đây cũng là một địa điểm lý tưởng để chụp hình và check-in nổi tiếng tại An Giang. Tại đây, bạn sẽ có tầm nhìn bao quát, nhìn ra những cánh đồng lúa bạt ngàn, thậm chí có thể nhìn thấy tận Campuchia. Ngoài ra, không gian kiến trúc tại đây, đặc biệt là lầu vọng cảnh, là điểm khiến nhiều du khách thích thú. Cùng với đó là vẻ đẹp tráng lệ khi bầu trời nhuộm đỏ ánh hoàng hôn. Khi đứng trên lầu vọng này bạn sẽ bị choáng ngợp ngay lập tức. Victoria Núi Sam có vị trí gần Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam, chỉ cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 20 phút chạy xe. Khu nghỉ dưỡng này nằm trên sườn núi Sam, với các phòng được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại và tinh tế, mang đến không khí gần gũi với thiên nhiên hoang dã.
8. KINH NGHIỆM LỄ MIẾU BÀ CHÚA XỨ ĐẦU NĂM 2024 - MỘT SỐ LƯU Ý
8.1 Trang phục
Miếu Bà Chúa Xứ là nơi linh thiêng, vì vậy, khi đến đây, bạn nên tránh mặc những bộ trang phục quá màu mè và gây phản cảm, làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của miếu.
8.2 Lễ vật
Lễ vật phổ biến được cúng tại miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024 là heo quay, và nhu cầu thuê heo quay là rất lớn, từ đó có các dịch vụ cho thuê heo quay. Du khách đến đây, có thể thuê heo quay được tính bằng cân, sau khi cúng bái xong thì chú heo quay ấy sẽ trở về vòng quay cho thuê người tiếp theo. Như vậy, liệu như thế bạn chứng tỏ lòng thành của mình hay chỉ là góp phần cho nạn cò heo quay lộng hành? Do vậy, nếu bạn có điều kiện để mang heo quay từ nhà thì tốt nhất là không mua hoặc thuê heo quay tại miếu. Nếu bạn không kịp chuẩn bị đồ lễ từ nhà trước khi đến lễ, hãy tìm vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa để mua. Trước khi mua, hãy tham khảo kỹ giá cả và tránh mua nhang đèn từ những người bán lẻ di động xung quanh miếu vì giá có thể cao hơn mà chất lượng còn không đảm bảo.
8.3 Hiện tượng Lộc “trời cho”
Khi bạn đang thành khẩn cúng bái, bỗng có một người lạ xuất hiện và đưa bạn một túi nhỏ chứa các vật cúng hoặc một tờ giấy 500 đồng được xếp theo đủ kiểu dúi vào tay, túi áo…, Trong trường hợp này, hãy ngay lập tức trả lại hoặc bỏ xuống nếu như bạn không muốn bị dính vào cảnh người dúi túi lộc đó đi theo bạn xin tiền “trả lễ”. Mặc dù nói là "tùy hỷ," nhưng nếu bạn trả ít hoặc không trả, có thể bạn sẽ nhận lại ngay những lời lẽ thô tục.
8.4 Thả chim phóng sinh
Quanh khu vực miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc, An Giang, có nhiều dịch vụ phục vụ du khách tới chiêm bái. Tuy nhiên, bạn cần đề phòng với một số dịch vụ chỉ hướng đến mục đích ham lợi. Khi ghé thăm miếu, bạn nên tránh tham gia mua chim thả phóng sinh. Những con chim ở đây thường bị nhốt trong thời gian dài, khó có khả năng bay xa và thường bị bắt trở lại ngay sau khi được thả. Đồng thời, khi hỏi giá mua chim, họ thường nói giá rất rẻ. Tuy nhiên, sau khi bạn đồng ý thả phóng sinh, họ liền mở lồng và lùa chim rất nhanh, khiến cho nhiều con chim bay ra toán loạn. Sau đó họ tính số chim lên đến cả trăm con và bắt bạn thanh toán tiền hết. Bạn nên lưu ý nhé.
<<<Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Tết 2024 Cho Năm Mới Suôn Sẻ Ai Cũng Nên Biết
8.5 Cầm chắc ví tiền
Vào Tháng giêng, khu vực chính điện của Miếu Bà Chúa Xứ thường rất đông du khách hành hương. Do đó, khi vào khu vực này, bạn hãy đề cao sự cẩn thận với ví tiền của mình. Khi đi chùa, bạn không nên mang theo nhiều tiền mặt, nếu để trong túi xách thì phải cài chặt và quay túi xách ra phía trước để tránh bị mất cắp.
8.6 Tình trạng chen lấn
Với sự tham gia của hàng trăm nghìn người cùng một lúc, tình trạng chen lấn là không thể tránh khỏi. Đây là cơ hội cho những người móc tiền, điện thoại, và trang sức của bạn. Do đó, khi chiêm bái miếu Bà Chúa Xứ trong những ngày này, nên tránh mang theo trang sức quý giá. Điện thoại và ví tiền nên để trong túi quần có dây kéo chặt, và khó luồng tay vào được, để tránh tình trạng mất mát hoặc bị móc túi.
8.7 Hỏi giá trước khi mua
Trên đường đi, có khá nhiều trạm dừng để bạn mua hoa, trái cây. Bạn cũng có thể tìm mua tại các điểm gần phà. Giá ở những nơi này thường rẻ hơn so với giá tại chùa. Nếu không muốn mua trên đường, hãy vào các cửa hàng lớn xung quanh chùa và hỏi giá trước khi quyết định mua. Tránh mua nhang đèn từ những người bán lẻ đi theo chèo kéo, vì giá có thể cao hơn và sau đó, bạn có thể bị quấy rầy bởi những người đi theo chèo kéo để mua vé số, xin tiền, hoặc gửi lộc.
8.8 Ăn xin
Tình trạng ăn xin diễn ra rầm rộ khi ngày lễ diễn ra. Để tránh tình trạng bị vây quanh bởi chục người ăn xin, bạn hãy tránh cho tiền vào ngày này. Mặc khác, tình trạng giả bệnh, giả cụt chân, tay…được biến hóa một cách rất tài tình, lợi dụng tình trạng này mà móc túi, giật đồ diễn ra mà bạn không hay biết.
Trên đây là đầy đủ các kinh nghiệm lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024 mà Blog Travel Việt muốn chia sẻ đến bạn. Hãy lưu lại ngay thông tin hữu ích này vào cẩm nang du lịch của bạn nếu có cơ hội ghé thăm miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc nhé!
VIDEO: Kinh nghiệm lễ miếu Bà Chúa Xứ đầu năm 2024