Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa lớn nhất nhì Đông Nam Á mà còn được nhiều du khách biết đến với những nhà thờ cổ hơn 100 năm tuổi. Có kiến trúc độc đáo, mang đậm giá trị văn hóa lịch sử, là niềm tự hào của mỗi người dân địa phương khu vực đó. Trong video này, hãy cùng Blog Travel Việt khám phá hết 10 nhà thờ cổ nhất Việt Nam, để cùng ngắm nhìn những kiến trúc cổ điển và biết đâu một ngày nào đó bạn sẽ có những bức ảnh check in để đời tại những nhà thờ này nhỉ.

  1. Nhà thờ Lớn Hà Nội
  2. Nhà thờ Cửa Bắc Hà Nội
  3. Nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình
  4. Nhà thờ Đức Bà Hồ Chí Minh
  5. Nhà thờ Chánh Tòa Bà Rịa
  6. Nhà thờ con gà Đà Lạt
  7.  Nhà thờ Domaire Đà Lạt
  8. Nhà thờ đá Sapa
  9. Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên
  10. Nhà thờ Phú Nhai Nam Định

anh-cuong-du-lich

Giờ cùng theo Cuồng Du Lịch khám phá những công trình cổ kính này nào!

1/ Nhà thờ Lớn Hà Nội


Nhà thờ Lớn Hà Nội còn được biết đến cái tên là nhà thờ chính tòa Thánh Giuse và là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội - nơi có ngai tòa của Tổng giám mục. Có thể nói rằng, nhà thờ Lớn Hà Nội luôn được xem là một trong những nhà thờ cổ nhất của Việt Nam với 136 năm tuổi, từ lâu đã trở thành khu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh thường xuyên và quan trọng cho các giáo xứ tại Hà Nội.

>>>Xem thêm : NOTE NGAY 10 nhà thờ đẹp nhất Việt Nam cho bạn Selfie FREE

Nhà thờ Lớn Hà Nội mang lối kiến trúc Gothic châu Âu thời Trung Cổ được xây dựng từ năm 1887. Nhà thờ được thiết kế với chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m được cố định bởi những trụ đá lớn đặt ở bốn góc và phía trên đỉnh cao nhất đặt một cây thánh giá bằng sắt thu hút được mọi ánh nhìn của nhiều người ngay từ khi bước chân vào nhà thờ. Sàn gạch được tạo ra hoàn toàn từ gạch đất nung, bốn bề bức tường trát bằng giấy bổi tạo nên không gian trang nghiêm, cổ kính và vô cùng đẹp mắt.

nha-tho-lon-ha-noi

Chính vì là nhà thờ cổ nhất Việt Nam nên nhà thờ lớn cũng đã xuống cấp nhiều, và đã được trùng tu nhiều lần. Trong suốt quá trình trùng tu đó, Nhà thờ Lớn Hà Nội từng “thay da đổi thịt” qua 4 lớp sơn: sơn bả, sơn chống thấm, sơn màu, sơn 3D giả cổ. Sau khi lớp sơn cuối cùng được hoàn thiện, nhiều người ngỡ ngàng bởi diện mạo sau trùng tu không khác gì phiên bản cũ, nhìn qua khó có thể phân biệt được. Nơi đây cũng đã trở thành địa điểm check in sống ảo của rất nhiều bạn trẻ.

Địa chỉ: 40 Nhà Chung, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Thời gian mở cửa:

•  8h - 11h (buổi sáng) và 14h - 20h (buổi chiều - tối) (từ thứ 2 đến thứ 7).

•  7h - 11h30 (buổi sáng) hoặc 15h - 21h (buổi chiều - tối) (chủ nhật).

Ngoài ra, nhà thờ Lớn Hà Nội còn có chương trình lễ vào cả ngày thường và thứ 7, chủ nhật. Từ thứ 2 đến thứ 6, lễ sẽ diễn ra từ 5h30 - 18h15, thứ 7 từ 5h30 - 18h. Còn vào Chủ Nhật, Nhà thờ Lớn Hà Nội sẽ có nhiều khung giờ làm lễ hơn:

•   Lễ tiếng Pháp: 5h, 7h, 9h và 11h.

•   Lễ thiếu nhi: 16h.

•   Lễ giới trẻ: 18h và 20h.

>>>Xem thêm : TRẢI NGHIỆM Đi 8 Ngôi Chùa Nổi Tiếng Miền Bắc Chỉ Trong 1 Ngày

2/ Nhà thờ Cửa Bắc Hà Nội


Tọa lạc trên con đường Phan Đình Phùng, nhà thờ Cửa Bắc nổi bật giữa hàng cây bên đường bởi màu vàng đậm đặc trưng của mình. Sở dĩ có tên gọi là nhà thờ Cửa bắc bởi vì được xây dựng ở đối diện với Cửa Bắc thành Thăng Long. Đây là một trong những nhà thờ cổ nhất Việt Nam với gần 100 năm tuổi.

Nhà thờ Cửa Bắc còn có tên chính thức là Giáo đường Nữ vương các thánh tử đạo, được xây dựng vào khoảng những năm 1925 -1930. Nhà thờ được thiết kế theo kiểu hình chữ nhật, kết hợp với phong cách Á - Âu, không tuân theo quy tắc đối xứng giống như các ngôi nhà thờ theo kiểu Gô-tích đương thời, mà lại có tháp chuông hơi lệch về bên phải. Kiến trúc nhà thờ cổ nhất Việt Nam này thể hiện sự độc đáo, mang sắc thái hài hòa phù hợp với văn hóa phương Đông.

Hệ thống cửa sổ, cửa lấy ánh sáng và thông gió của nhà thờ Cửa Bắc đều được xử lý che nắng và chống mưa hắt, ngoại trừ các cửa trang trí và lấy ánh sáng lớn được lắp kính cản quang, việc tận dụng tối đa hệ thống cây xanh cũng làm cảnh quan thêm gần gũi, thân thiện với thiên nhiên.

nha-tho-cua-bac

Đã trải qua gần một thế kỷ và cho đến nay, Nhà thờ Cửa Bắc vẫn còn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ. Từ đó, mà nhà thờ Cửa Bắc là một trong những nhà thờ cổ ở Hà Nội mang nhiều nét độc đáo, tạo thêm điểm trong không gian đô thị Hà Nội.

Địa chỉ: 56 Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Thời gian mở cửa:

•   6h - 22h45 (từ thứ 2 đến thứ 7).

•   Chủ nhật đóng cửa.

3/ Nhà thờ đá Phát Diệm Ninh Bình

Nhà thờ đá Phát Diệm (hay còn được biết đến là nhà thờ chính tòa Phát Diệm) nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, Ninh Bình, cách Hà nội khoảng 120km về hướng Nam. Nhà thờ này được đánh giá là một trong số những nhà thờ cổ nhất Việt Nam, còn được ví như một trong “tứ đại vương cung thánh đường” ở Việt Nam với 148 năm tuổi, còn lâu đời hơn cả nhà thờ lớn Hà Nội.

Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng từ năm 1875 với tổng diện tích khoảng 22ha. Điểm nổi bật của trong kiến trúc của nhà thờ đá Phát Diệm là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây. Tất các các hạng mục được bố trí theo một mặt bằng tổng thể hình chữ Vương. Không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rõ nét: trước là hồ nước, sau là núi. Theo quan niệm người Á Đông “Tiền có thủy, hậu có sơn”. Mong muốn mọi việc diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống.

nha-tho-phat-diem

Quần thể nhà thờ cổ nhất Việt Nam này gồm nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ. Trong đó có một nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng đá tự nhiên, được gọi là nhà thờ đá. Phương đình (tháp chuông); ao hồ và 3 hang đá nhân tạo. Toàn bộ phần mộc, nội thất nhà thờ và các bức vách hai bên được làm bằng gỗ lim thân lớn. Lợp mái là ngói mũi hài, loại ngói truyền thống ở các đình chùa. Có dịp du lịch Ninh Bình mời bạn ghé thăm quan nhà thờ đá Phát Diệm nha.

Địa chỉ: Định Hoà, Kim Sơn, Thành phố Ninh Bình.

Thời gian mở cửa: 24/24

>>>Xem thêm : Những Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Du Lịch Tại Việt Nam Hiện Nay

4/ Nhà thờ Đức Bà Hồ Chí Minh


Nhà thờ Đức Bà không chỉ được biết đến là một trong những nhà thờ cổ nhất của Việt Nam mà còn là một công trình nổi bật với lối kiến trúc vô cùng độc đáo, nằm tại thành phố Hồ Chí Minh đầy năng động và náo nhiệt.

Nhà thờ được xây dựng từ năm 1863 tính đến nay là được 160 năm tuổi. Dựa theo mô hình của nhà thờ Đức Bà Paris bởi một kỹ sư người Pháp có tên là Bourard. Nhà thờ cổ Đức Bà có tổng chiều dài là 91m, chiều rộng 35,5m, vòm mái chính cao 21m và 2 tháp chuông 2 bên cao gần 57m. Bên cạnh đó, nhà thờ còn có đến 6 chuông lớn đặt dưới lầu và đến 56 ô cửa kính màu cho toàn bộ thánh đường đều do hãng Lorin của Chartres (Pháp) sản xuất. Đây chắc hẳn là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, trở thành địa điểm hấp dẫn thu hút của hầu hết khách du lịch trong và ngoài nước ghé đến rồi.

nha-tho-duc-ba

Cũng chính bởi sự lâu đời của mình mà mấy năm nay nhà thờ Đức Bà vẫn chưa sửa xong, bạn nào muốn đến thăm quan thì tìm hiểu trước khi đến nhé.

Địa chỉ: 01 Công xã Paris, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian mở cửa:

•  Từ thứ 2 đến thứ 7: 5h30; 17h30

•  Chủ Nhật: 5h30; 6h45; 8h00; 9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh); 16h00; 17h15; 18h30.

(Tùy thuộc vào quá trình tu sửa, giờ lễ và lịch lễ tại nhà thờ có thể thay đổi).

5/ Nhà thờ Chánh Tòa Bà Rịa Vũng Tàu

Nhà thờ Chánh tòa Bà Rịa (hay còn được biết đến với tên gọi là nhà thờ Thánh Giacôbê và Thánh Philipphê) cũng là một trong những nhà thờ cổ nhất tại Việt Nam được thành lập năm 1861, tính đến nay là 162 năm.  

nha-tho-ba-ria


Nhà thờ Chánh Tòa Bà Rịa được xây dựng theo kiểu dáng kiến trúc Roman, với vật liệu đơn sơ, trang trí tao nhã nhưng được thiết kế vững chắc và tiện lợi, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng ven biển Vũng Tàu. Nhìn từ xa, các bạn có thể thấy hai ngọn tháp cao 45m với sáu quả chuông với đường kính từ 60 - 114cm. Ba quả chuông được đưa về Nhà thờ trong thời linh mục Cagnon (1887 - 1890). Hai thánh bổn mạng Giacôbê và Philipphê đứng hai bên cửa chính nhà thờ. Trước sân nhà thờ còn có đặt bức tượng đài Đức Mẹ Maria và Bổn mạng giáo phận, tất cả toàn bộ sân nền và tường nhà thờ đều được ốp bằng đá hoa cương. Từ lâu nhà thờ chánh tòa Bà Rịa đã trở thành một địa điểm tham quan của nhiều du khách gần xa khi đến với Vũng Tàu.

Địa chỉ: 227 Cách Mạng Tháng Tám, Phước Hiệp, Bà Rịa, Thành phố Vũng Tàu.

Thời gian mở cửa: 4h30 - 21h (tất cả các ngày trong tuần).

>>>Xem thêm : Tết Chol Chnam Thmay -Tết năm mới của người Khmer

6/ Nhà thờ con gà Đà Lạt

Nhà Thờ Con Gà (được biết đến với cái tên là nhà thờ Chánh Tòa Đà Lạt) là một trong số những nhà thờ cổ nhất nhì của Việt Nam với 92 năm tuổi. Nếu bạn là một người có niềm đam mê với kiến trúc và lịch sử thì nhà thờ này sẽ là địa điểm lý tưởng đấy.

Nhà thờ Con Gà được xây dựng vào năm 1931 với lối kiến trúc thiết kế theo kiểu Roman thuộc dòng Roman Femelle. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi.
Các hàng cột theo dạng Hy Lạp cổ thức Corinthian được thiết kế tinh xảo với hình ảnh, nguyệt quế, lá gai Địa Trung Hải, phong cách trang nhã và duyên dáng. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế cổ điển với hệ tháp chuông bao gồm ba tháp trung tâm, cầu dẫn, trổ biên hai cánh gà, vòm lấy sáng cung thánh, tường biên mái giật cấp. Chính lối thiết kế này đã góp phần tạo cho không gian bên trong nhà thờ trở nên thoáng đãng, sang trọng và cổ kính hơn.

nha-tho-con-ga

Chắc nhiều người chưa biết tại sao nó được gọi là nhà thờ con gà phải không nhỉ? Để Blog Travel Việt bật mí cho bạn nhé. Con gà ở đây vừa mang biểu tượng kiểu Pháp, lại vừa là cột thu lôi chống sét cho nhà thờ. Trải qua gần một thế kỷ tồn tại, thì nhà thờ con gà vẫn đứng vững theo thời gian và là chứng nhận lịch sử của thành phố Đà Lạt.

Địa chỉ: 17 Trần Phú, Phường 3, Thành phố Đà Lạt.

Thời gian mở cửa:

•   5h15 - 6h15 (buổi sáng) và 17h15 - 18h15 (buổi chiều) (từ thứ 2 đến thứ 7).

•   Chủ nhật mở cửa cả ngày.

>>>Xem thêm : Văn Hóa Tip Khi Đi Du Lịch ở Việt Nam Hiện Nay

7/ Nhà thờ Domaine Đà Lạt


Nhà thờ Domaine De Marie là một trong ba nhà thờ nổi tiếng nhất ở xứ sở ngàn hoa. Ngoài cái tên quen thuộc với du khách thì nơi đây còn được biết đến với một cái tên khác là nhà thờ Mai Anh (bởi ngày xưa ở đây có nhiều cây mai anh đào), hay nhà thờ Vinh Sơn (nguyện đường của các sơ dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh Sơn), nhà thờ có tuổi đời 93 năm.

Nhà thờ Domaine De Marie có thiết kế theo phong cách kiến trúc Pháp cổ đặc trưng, được khởi công xây dựng vào năm 1940. Tọa lạc ngay vị trí trung tâm của thành phố Đà Lạt, khu vực nhà thờ cũng được mệnh danh là lãnh địa Đức Bà nên rất thu hút du khách lẫn các giáo dân ghé thăm. So với nhà thờ cổ điển phương Tây thì Domaine De Marie có nhiều điểm cách tân hơn. Chẳng hạn như vẫn là mặt bằng chữ thập nhưng tỷ lệ tương đối tự do hơn, rộng 11m và dài 33m, có hai đường bậc thang lên cửa chính và nhập lại ở sảnh chính.
nha-tho-domaine


Khi bước chân vào khuôn viên nhà thờ cổ này chúng ta có thể chiêm ngưỡng rất nhiều loại hoa đang khoe sắc, nhất là hoa hải tiên. Tiền đình có hình tam giác cân, trên đỉnh nhọn nóc mái có gắn một cây thánh giá và phía trước là những cửa vòm nhỏ hình lưỡi mác tô điểm. Mái nhà của nhà thờ Domaine Đà Lạt có hình dạng tương tự như mái nhà rông của người Tây Nguyên, độ dốc khá lớn và được lợp ngói đỏ sản xuất tại Việt Nam. Các cửa sổ mái nhô ra từ phần mái lớn vừa là nơi để gắn những tấm kính màu từ Pháp, vừa chiếu sáng không gian tốt hơn giúp thánh đường thêm lung linh. Phần tường được xây theo kiểu kiến trúc vùng Normandie bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ. Nhà thờ cũng có màu hồng đậm đặc trưng được giữ nguyên từ lúc hoàn thành cho đến nay. Thời gian đầu nhà thờ Domaine De Marie không có tháp chuông nhưng đến hiện tại đã có tháp chuông được xây ngay phía sau chánh điện.

Địa chỉ: Số 1 đường Ngô Quyền, Phường 6, Đà Lạt.

Giờ mở cửa: Cả ngày.

Giá vé tham quan: Miễn phí.

>>>Xem thêm : Tiền Tip , Tiền Bo , Tiền Boa là gì ? Khi Nào cần Tip , Cần Boa ?

8/ Nhà thờ đá Sapa

Có tuổi đời 128 năm, nhà thờ đá Sapa nằm tại giữa trung tâm thị trấn cũng nằm trong danh sách những nhà thờ cổ nhất tại Việt Nam. Nhà thờ đá Sapa (hay còn biết đến cái tên Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sapa mù sương.

nha-tho-da-sapa


Nhà thờ này được xây dựng vào năm 1895 với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ rộng hơn 6.000m2 bao gồm nhiều khu mang lối kiến trúc Gothic phương Tây. Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500m2, phần tháp chuông cao 20m, trong tháp có quả chuông cao 1,5m (được đúc năm 1932) nặng 500 kg. Cổng nhà thờ hướng về phía Đông để có thể đón nhận hết nguồn ánh sáng thiêng liêng của Chúa Trời. Khu tháp chuông hướng về phía Tây mang ý nghĩa hướng về nơi ra đời của Chúa Kitô. Ngoài ra, toàn bộ xung quanh nhà thờ đều được xây bằng đá, mái ngói, trần nhà là vôi rơm.

Địa chỉ: Thị trấn Sapa, Lào Cai.

Thời gian mở cửa: 8h - 18h (tất cả các ngày trong tuần).

>>>Xem thêm : Cầu Tõm ở Việt Nam với hàng trăm chuyện giở khóc giở cười

9/ Nhà thờ Mằng Lăng Phú Yên

Nhà thờ Mằng Lăng là một trong những nhà thờ cổ lâu đời nhất ở Phú Yên nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Chắc hẳn các bạn sẽ rất tò mò đến cái tên Mằng Lăng nghe khá lạ phải không? Tuy nhiên nguồn gốc thực sự của nó lại rất mộc mạc và giản dị đấy.

Cách đây khoảng 120 năm trước, nơi đây rất ít người sinh sống mà chủ yếu chỉ có cây cối, trong đó có một loài hoa màu tím rất đẹp cùng họ với bằng lăng nên người dân đã đặt tên cho loài hoa đó là mằng lăng. Do đó, sau khi xây dựng nhà thờ này người dân đã gọi luôn nhà thờ là nhà thờ Mằng Lăng.

nha-tho-mang-lang

Nhà thờ này được xây dựng năm 1892 với khuôn viên rộng khoảng 5.000 m2, dựa theo lối kiến trúc Gothic với nhiều hoa văn trang trí độc đáo. Nhà thờ có hai lầu chuông đặt ở hai bên, giữa là thập tự giá, tất cả đều được sơn màu xanh xám hòa quyện cùng vẻ đẹp khung cảnh cây lá xung quanh tạo nên nét cổ kính và sang trọng. Mặc dù tuy có diện tích nhỏ nhưng khuôn viên thì khá rộng, rợp bóng mát với những hàng cây sa - kê to lớn. Nơi đây chắc chắn là điểm dừng chân thu hút nhiều sự chú ý của du khách khi đến Phú Yên.

Địa chỉ: Thôn Mằng Lăng, Tuy An, Phú Yên.

Thời gian mở cửa: 8h - 18h (tất cả các ngày trong tuần).

>>>Xem thêm : Các thuật ngữ chuyên ngành du lịch khách sạn cần nắm vững khi đi bất cứ đâu

10/ Nhà thờ Phú Nhai Nam Định

Nhà thờ Phú Nhai (hay còn được biết đến với tên gọi là Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai) là một trong những nhà thờ được xây dựng từ rất lâu đời của Việt Nam thuộc Giáo phận Bùi Chu. Nhà thờ này được xây dựng bằng gỗ vào năm 1866 và cho đến ngày hôm nay luôn là nhà thờ quan trọng của giáo dân trong tỉnh mà còn thu hút được sự quan tâm của giáo dân ở khắp nơi về sinh hoạt đạo.

Khi đến khám phá nhà thờ này, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước lối kiến trúc Gothic và cách trang trí đã tạo nên một nét riêng biệt cho nhà thờ. Nhà thờ có chiều dài 80m, rộng 27m, cao 30m. Hai tháp chuông cao 44m, đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng: 2.000kg - 1.200kg - 600kg và 100kg.

nha-tho-phu-nhai

Từ ngoài mặt tiền nhà thờ vào, bên phải có bức tượng đài Thánh Đaminh cao 17m, riêng phần tượng cao 2,3m. Bên trái có Lăng lưu trữ hài cốt của 83 người tử đạo thuộc họ đạo xứ Phú Nhai cao 15m. Ngoài ra, xung quanh nhà thờ còn có các phù điêu thể hiện 14 Đàng Thánh Giá. Đối với người dân địa phương tại đây, nhà thờ Phú Nhai thực sự là một công trình khiến họ cảm thấy tự hào và là thánh đường để họ hướng đến mỗi khi tiếng chuông cất lên tiếng vang.

Địa chỉ: Xuân Phương, Xuân Trường, Thành phố Nam Định.

Thời gian mở cửa: 24/24

>>>Xem thêm :  Phong tục các nước trong ngày Lễ Tình yêu Valentine’s Day 14/2

Video Top 10 Nhà Thờ Cổ Nhất Nhì Việt Nam



Trên đây là tổng hợp những nhà thờ cổ nhất nhì ở Việt Nam. Hy vọng qua video này, các bạn hãy nhớ note lại những nhà thờ kể trên để có dịp ghé thăm nhé. Cảm ơn các bạn đã xem hết video.

>>>Xem thêm : XE XÍCH LÔ - Phương tiện yêu thích nhất của khách nước ngoài khi đến Việt Nam

Khách sạn đã xem