Việt Nam hiện có 7 tôn giáo được nhà nước công nhận . Mỗi tôn giáo lại có nét riêng , nhất là về trang phục tôn giáo . Sau đây là bộ ảnh là tổng hợp các Tín Ngưỡng, Tôn giáo ở Việt Nam và các bộ trang phục truyền thống.

Phật Giáo Việt Nam

Đạo phật có ở Việt Nam từ bao giờ ?

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm đạo Phật bắt đầu truyền vào Việt Nam từ khi nào. Nhưng có một nghiên cứu cho rằng đạo Phật vào Việt Nam trong khoảng thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ hai trước Công nguyên, đánh dấu bằng truyện "Nhất Dạ Trạch" trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang. Theo đó, có giả thiết cho rằng, Chữ "Buddha" được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt là "Bụt"; trong dân gian Bụt như một vị tiên hay xuất hiện để giúp đỡ người nghèo khổ, hiền lành.

>>>>Xem thêm : Những Điều Kiêng Kỵ Khi Đi Du Lịch Tại Việt Nam Hiện Nay
Đạo Phật kể từ khi truyền vào Việt Nam đến nay được biết đã trải hơn 2000 năm đã dần dần đi vào tâm thức, ảnh hưởng nhiều đến cách nghĩ, cách sống của phần đông người Việt. Tuy có nhiều thịnh suy theo chiều dài lịch sử do những nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài nhưng đạo Phật từ lâu đã có vai trò quan trọng trong đời sống người Việt.

Người theo đạo phật mặc áo gì ?

Áo Tràng là trang phục phổ biến dành cho các Phật Tử Việt Nam. Phật Tử Miền Nam thường mặc áo Tràng lam còn Phật Tử Miền Bắc thường mặc áo Tràng Nâu.

trang-phuc-ton-giao-1

Theo Thượng Toạ Thích Nhật Từ lý giải về sự khác nhau màu sắc là do văn hoá của hai miền.

Màu nâu là màu văn hoá của Phật giáo Việt Nam. “Màu nâu sòng” tượng trưng cho sự đạm bạc, là loại màu hoà hợp giữa màu nâu, màu đỏ và màu đất. Mang ý nghĩa để đời sống của mình trở nên giản đơn, không màu mè, không chạy đua, không hưởng thụ. Từ thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch cho đến thế kỷ thứ 19 ở nước Việt Nam, tất cả các tu sĩ và phật tử đều mặc áo tràng màu nâu. Màu nâu cũng là màu phù hợp với khí hậu khăc nghiệt ở miền Bắc & Bắc Trung bộ VN.

Đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài Có từ bao giờ ?

Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926. Tên gọi Cao Đài theo nghĩa đen chỉ "một nơi cao", nghĩa bóng là nơi cao nhất ở đó Thượng đế ngự trị; cũng là danh xưng rút gọn của Thượng đế trong tôn giáo Cao Đài, vốn có danh xưng đầy đủ là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Để tỏ lòng tôn kính, một số các tín đồ Cao Đài thường gọi tôn giáo của mình là Đạo Trời. Tín đồ Cao Đài dùng từ Đức Chí Tôn để nói đến Thượng đế, tương tự như Đức Chúa Trời trong Ki tô giáo. Tín đồ Cao Đài tin rằng Thượng đế là Đấng sáng lập ra các tôn giáo và cả vũ trụ này. Tất cả giáo lý, hệ thống biểu tượng và tổ chức đều được "Đức Cao Đài" trực tiếp chỉ định. Và đạo Cao Đài chính là được Thượng đế trực tiếp khai sáng thông qua Cơ bút cho các tín đồ với nhiệm vụ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là Nền đạo lớn phổ độ lần thứ Ba.

>>>>Xem thêm : Review Khóa Tu Tuổi Trẻ Hướng Phật tại chùa Giác Ngộ

Cao Đài là một tôn giáo mới nhất ở Việt Nam

Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính pha trộn rất nhiều các tôn giáo lớn mà chủ yếu là Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo, Hồi giáo, Cơ Đốc giáo và cả một số tôn giáo đa thần thời cổ đại, thể hiện qua Ngũ Chi Đại Đạo. Thậm chí tôn giáo này còn thờ phụng một số nhà chính trị, nhà văn cận đại là "Tam thánh" (bao gồm Tôn Dật Tiên, Victor Hugo và Nguyễn Bỉnh Khiêm). Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như không sát sinh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xung quanh, cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với Thượng đế nơi Thiên giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân hồi.

Tuy được khai sinh chính thức vào năm 1926, có nguồn nói rằng đạo Cao Đài khai sinh vào đêm Giáng Sinh năm 1925 trong lúc tình trạng nước Việt Nam đang rất hỗn độn.Cao Đài từ đó nhanh chóng phát triển về quy mô và số lượng tín đồ.

Cao Đài là một tôn giáo lớn được xem là "trẻ" nhất tại Việt Nam. Trong chưa đến 100 năm hình thành và phát triển, Cao Đài thể hiện là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn tại Việt Nam, mà chủ yếu là Tam giáo. Nhiều khái niệm cũng như hình thức của các tôn giáo lớn đều có thể thấy biểu hiện một phần tại Cao Đài.

>>>>Xem thêm : Văn Hóa Tip Khi Đi Du Lịch ở Việt Nam Hiện Nay

Trang phục của đạo Cao Đài

Khác với hầu hết các tôn giáo có nguồn gốc lâu đời thường phủ nhận các tôn giáo khác, các tín đồ Cao Đài chấp nhận có tôn giáo khác và những tôn giáo đó hình thành nền tôn giáo Cao Đài. Họ lý giải đấy chính là ý đồ của Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời điểm và địa điểm cụ thể, và tôn giáo Cao Đài chính là "tôn giáo duy nhất do Thượng đế lập ra ở lần thứ 3 và là lần cuối cùng" để phổ độ cho chúng sinh, không còn phân biệt tôn giáo, dân tộc hay ở bất kỳ nơi nào trên thế giới nữa. Chính vì vậy, điểm đặc biệt trong tôn giáo Cao Đài là sự tôn trọng tín ngưỡng và phong tục, không ép buộc tín đồ phải từ bỏ hoặc hạn chế các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng hay phong tục cổ truyền của mình.

trang-phuc-ton-giao-3

Tín đồ Cao Đài thường mặc áo dài trắng. Chiếc áo dài thể hiện văn hoá của người Việt Nam và màu trắng tượng trưng cho bản tánh thâm trầm giản dị, khiêm tốn của tín đồ Cao Đài. Ngoài ra đối với người đạo Cao Đài áo dài màu trắng còn mang ý nghĩa là màu của sự trong trắng, vô tội, màu của tình thương, tình anh em huynh đệ mà Đức Chí Tôn dạy mọi người phải yêu thương nhau như ruột thịt.

>>>>Xem thêm : Tiền Tip , Tiền Bo , Tiền Boa là gì ? Khi Nào cần Tip , Cần Boa ?

Đạo Hòa Hảo

Đạo Hòa Hảo có từ khi nào ?

Phật giáo Hòa Hảo, hay còn gọi là đạo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm 1939, lấy pháp môn Tịnh Độ tông làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia.

Theo thống kê năm 2009 có khoảng 1.433.252 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khiến tôn giáo này trở thành tôn giáo có số tín đồ đông thứ 4 tại Việt Nam. Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tập trung chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là An Giang với 936.974 tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là tỉnh có số tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đông nhất cả nước chiếm 44% dân số toàn tỉnh và chiếm 65% tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong cả nước.

Hiện nay, trong thư viện của hơn 30 quốc gia trên thế giới vẫn còn giữ những tài liệu sách báo về đạo này.

Giáo lý Phật giáo Hoà Hảo chủ trương thờ phượng đơn giản, không cầu kỳ phức tạp, trở về với nội tâm hơn là hình tướng bên ngoài, đúng với tinh thần vô vi mà Đức Phật Thích Ca đã đề xướng.

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dục tu Tiên Đạo, tiên tu Nhơn Đạo. Nhơn Đạo bất tu, Tiên Đạo viễn hỹ (Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời).

>>>>Xem thêm : Cầu Tõm ở Việt Nam với hàng trăm chuyện giở khóc giở cười

Trang phục của đạo Hòa Hảo 

Vì bản chất giáo lý dạy tín đồ sống đơn giản, quan niệm trở thành con người hiền hoà, yêu nước nên trang phục của tín đồ cũng đơn giản và thuần Việt. Trang phục của họ là áo dài đen và áo bà ba nâu thể hiện bản chất hiền hoà của người Tây Nam Bộ.

trang-phuc-ton-giao-2

Kể từ sau năm 1975 đất nước thay đổi chế độ, đạo Hoà Hảo bị chính quyền bách hại khiến việc thực hành đạo trở nên khó khăn. Đạo Hoà Hảo hiện nay gồm có Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo Thuần Tuý và nhóm Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống hoạt động độc lập, ngoài ra còn có Giáo Hội Phật Giáo Hoà Hảo do chính quyền quản lý.


 Đạo Hồi ở Việt Nam

Đạo hồi có ở Việt Nam từ khi nào ?

Hồi giáo là một danh từ mà những người Việt Nam dùng để chỉ cho những người đi theo tôn giáo Islam nói chung. Tuy là một tôn giáo lớn trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, cộng đồng Hồi giáo chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp so với toàn thể dân số Việt Nam (0.075%).

Theo một số tài liệu thì Othman bin Affan, vị khalip thứ ba của đạo Hồi, đã cử tín đồ đạo Hồi đại diện đầu tiên đến Trung Hoa và một số quốc gia ở Đông Nam Á vào khoảng năm 650. Có lẽ trong những năm đầu tiên sau khi đạo Hồi khai sáng, thương nhân Ả Rập đi đường biển đã dừng chân tại vương quốc Champa trên đường đến Trung Quốc. Điều này cho biết người Chăm là người đầu tiên bắt đầu tiếp nhận đạo Hồi từ cuối thế kỷ X sang đầu thế kỷ XI,bên cạnh tôn giáo chính là Ấn Độ giáo và một thiểu số theo đạo Phật.

>>>>Xem thêm : Các thuật ngữ chuyên ngành du lịch khách sạn cần nắm vững khi đi bất cứ đâu

Số tín đồ tăng dần qua liên hệ với vua Hồi xứ Malacca nhưng phải đến thế kỷ XVII sau khi Champa bị Việt Nam thôn tính thì đạo Hồi mới trở nên thịnh hành với người Chăm, do tình hình chiến tranh liên miên và thất bại, vương triều dần suy yếu và niềm tin vào đạo Hinđu dần giảm sút nên đạo Hồi đã bám rễ được vào một bộ phận người Chăm. Nhiều nhóm Chăm Hồi giáo đã di cư sang Cao Miên (Kong pong Chàm và nhiều nơi khác) cư trú rồi một số lại chuyển sang Nam Bộ (An Giang, Tây Ninh), thậm chí sang cả Malaysia, Thái Lan, Indonesia.

Sự phát triển của đạo Hồi ở Việt Nam

Vào giữa thế kỷ XIX, với sự thống trị của người Pháp ở Đông Dương, nhiều tín đồ đạo Hồi người Chăm đã di cư ngược từ Cao Miên vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam. Điều này lý giải vì sao các tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam tập trung chủ yếu từ miền Trung đổ vào miền Nam Việt Nam.

Do vị trí địa lý và hoàn cảnh truyền đạo, điều kiện sống và sự giao lưu của người dân tộc Chăm với bên ngoài nhất là với thế giới Hồi giáo mà ở Việt Nam hình thành 2 khối Hồi giáo với nhiều khác biệt đáng kể:


Hồi giáo miền Trung Việt Nam gọi là Hồi giáo Chăm Bani. Đây là nhóm Hồi giáo không chính thống vì đã pha lẫn với yếu tố sinh hoạt và tôn giáo bản địa. Các lễ thức được tiếp biến cho phù hợp với chế độ gia đình mẫu hệ và các lễ liên quan đến chu kỳ đời sống của con người và các lễ thức nông nghiệp, không có liên hệ với Hồi giáo thế giới. Có thể nói rằng, Hồi giáo Bàni ở Việt Nam là tôn giáo đặc trưng chỉ có ở Việt Nam, nó gắn chặt với dân tộc Chăm, là một phần tạo nên bản sắc văn hoá tôn giáo của người Chăm, mặt khác chính bản sắc văn hoá của người Chăm đã có tác động làm "mềm hoá" tính cứng nhắc của Hồi giáo, làm cho hệ phái Hồi giáo ở Việt Nam phong phú và đa dạng.

Nét riêng của đạo hồi ở Việt Nam

Hồi giáo ở miền Nam Việt Nam là Hồi giáo Chăm Islam, gần như theo Hồi giáo chính thống, thuộc dòng Sunni, ít bị pha trộn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo Campuchia và Malaysia.

Khi người Chăm từ Chiêm Thành sang Chân Lạp tị nạn, họ đã sống cộng cư cùng người Mã Lai Hồi giáo tại Chân Lạp (gọi là Java, Jawa, Chvea, Chà-và...).

Hồi giáo tại Chân Lạp do đó có sự liên hệ nhiều tới thế giới Hồi giáo bên ngoài nên một số nhóm ít bị "địa phương hóa" như Hồi giáo Chăm Bani ở miền Trung Việt Nam. Do vậy, không thể nói toàn bộ người Chăm ở Chân Lạp là những người hoàn toàn theo Hồi giáo chính thống.

Khi người Chăm (và người Chvea) từ Chân Lạp về Tây Ninh và An Giang định cư, họ mang theo Hồi giáo có sẵn từ Chân Lạp về. Sau đó trong chính cộng đồng này lại phát sinh thêm sự phân hóa giữa nhóm Kaum Tua (người cũ, muốn giữ Hồi giáo đã có sẵn từ lúc ở Chân Lạp về Việt Nam) và nhóm Kaum Muda (ngưới mới, là người đi du học ở Malaysia về và muốn cải cách Hồi giáo cho giống với Malaysia theo hệ phái Shafi'i (شافعي‎, Shāfiʿī, Salafiyah)).

>>>>Xem thêm : Phong tục các nước trong ngày Lễ Tình yêu Valentine’s Day 14/2

Hồi giáo Mã Lai có ảnh hưởng lớn với cộng đồng người Chăm qua những bài khutba soạn bằng tiếng Mã Lai. Người Chăm cũng thường tìm sang Malaysia tu học giáo lý và tiếp nhận tư tưởng đạo Hồi qua sự diễn dịch của người Hồi Mã Lai.

trang-phuc-ton-giao-7

Từ thời Pháp thuộc, tại Nam Kỳ đã có tổ chức Saykhon Islam đại diện cộng đồng Hồi giáo cho người Chăm và Mã Lai. Năm 1960, dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, cộng đồng người Chăm Hồi giáo lập ra "Hiệp hội Chăm Hồi giáo Việt Nam" có văn phòng đặt tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hoà. Năm 1966, có thêm tổ chức "Hội đồng giáo cả các Thánh đường Hồi giáo Việt Nam" đặt văn phòng tại Châu Đốc. Cả hai tổ chức này cùng tồn tại cho đến tận năm 1975.

Đối với Chăm Islam, trước năm 1975, ở miền Nam, Hồi giáo có hai tổ chức chính thức là: "Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam" và "Hội đồng giáo cả Islam Việt Nam". Hiệp hội Chàm Hồi giáo Việt Nam hoạt động dưới sự điều hành của Ban Quản trị Hiệp hội Trung ương và Đại hội đồng cơ sở.

Mặt khác, trong cộng đồng Chăm Bàni ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, trước năm 1975 đều có tổ chức "Hội đồng giáo cả" tuy chưa được pháp luật thời đó thừa nhận nhưng trên thực tế vẫn hoạt động và tồn tại cho đến nay.

Đạo hồi ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, những người theo đạo Hồi ở Việt Nam được xem là cô lập với thế giới Hồi giáo. Mệnh lệnh từ Ả Rập không đến được với những người đứng đầu cộng đồng Hồi giáo tại Việt Nam.

Sau năm 1975 với cuộc chiến Việt Nam kết thúc, một bộ phận trong số 55.000 tín đồ đạo Hồi người Chăm tại Việt Nam đã trốn sang Malaysia. Ở Yemen cũng có 1.750 người tỵ nạn Việt Nam gốc Chăm, hầu hết định cư ở Ta'izz. Tuy nhiên, hầu hết các tín đồ ở lại Việt Nam vẫn được phép sinh hoạt tôn giáo như bình thường cho dù những thánh đường Hồi giáo bị đóng cửa, cũng như các cơ sở giáo dục của người Hồi giáo bị trưng dụng bởi chính quyền cộng sản.

Vào tháng 4 năm 2018 chính quyền tp HCM thực hiện trấn áp cưỡng chế ngôi Thánh đường của Cộng đồng Hồi giáo Hòa Hưng. Với lý do xây dựng tuyến xe điện ngầm Metro Bến Thành – Tham Lương đồng thời xây dựng trường học nên có lệnh thu hồi toàn bộ khu đất cùng với ngôi Thánh đường đã tồn tại gần sáu thập niên.

>>>>Xem thêm : NOTE NGAY 10 Nhà Thờ Đẹp Nhất Việt Nam Cho Bạn Selfie FREE

Được biết, khu đất sinh hoạt tôn giáo này bao gồm một ngôi Thánh đường nhỏ và hàng trăm ngôi mộ của tín đồ quá cố. Các nguồn tin cho biết khu đất này do một người Ấn Độ hảo tâm tặng cho Thánh Đường Hồi Giáo Sài Gòn vào năm 1916. Trên phương diện pháp lý, khu đất này thuộc quyền quản lý của Ban quản trị Thánh đường Hồi giáo Ấn Độ Musulman, số 66 Đông Du, quận 1 từ năm 1935.

So với các tôn giáo khác, tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam chiếm tỷ lệ rất thấp cũng như không có những va chạm nhiều với chính quyền, vì vậy chính quyền không kiểm soát quá chặt chẽ tín đồ. Vào năm 1981, khách nước ngoài đến Việt Nam vẫn được tự do nói và cầu nguyện bằng tiếng bản xứ của họ. Vào năm 1985, các thánh đường Hồi giáo tại miền Nam được cho phép mở cửa lại với sự kiểm soát của chính quyền.

Đạo Tin Lành

Đạo tin lành có từ bao giờ ?

Ngay từ cuối thế kỷ 19, Tin Lành đã có mặt ở Việt Nam khi một nhóm tín hữu người châu Âu thành lập một nhà thờ tại Hải Phòng vào năm 1884, rồi thêm những giáo đoàn khác được thành lập ở Hà Nội và Sài Gòn trong năm 1902, nhưng năm 1911 được xem là thời điểm đánh dấu đức tin Kháng Cách truyền đến Việt Nam khi những nhà truyền giáo thuộc Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp đặt chân đến Tourane (nay là Đà Nẵng) để thiết lập cơ sở truyền giáo tại đây. Năm 1927, Hội thánh Tin Lành Việt Nam được chính thức thành lập. Các hệ phái khác tiếp bước trong nỗ lực rao giảng Phúc Âm và tham gia các hoạt động xã hội.

Đa nguyên và dân chủ là hai nguyên lý căn bản trong việc hình thành và liên kết các giáo hội có tổ chức trong cộng đồng Kháng Cách trên thế giới. Đồng thuận với nhau về những nguyên lý thần học căn bản thể hiện trong Năm Tín lý Duy nhất, tinh thần hiệp nhất giữa các hệ phái lập nền trên giáo thuyết Hội thánh vô hình - phân biệt với "hội thánh hữu hình" trên đất - bao gồm con dân thật của Chúa, và chỉ có Chúa biết họ. Như vậy, các hệ phái được thành lập để đáp ứng những nhu cầu đa dạng mà mỗi hội đoàn đều gặp phải như sự khác biệt về địa lý, phong tục tập quán, cơ cấu tổ chức, hoặc mục tiêu hoạt động mà vẫn duy trì sự hiệp nhất thuộc linh và sự hợp tác trong nỗ lực truyền bá phúc âm và các hoạt động xã hội.

Bên cạnh Hội thánh Tin Lành Việt Nam – cho đến nay vẫn là giáo hội lớn nhất và nhiều ảnh hưởng nhất trong cộng đồng Kháng Cách– còn có những hệ phái sớm có mặt tại Việt Nam như Hội Truyền giáo Cơ Đốc (1957), Báp-tít (1959), Hội thánh Đấng Christ (1959). Ngoài ra còn có các hệ phái khác như Trưởng Lão, Ngũ Tuần, Giám Lý, Mennonite, Môn đệ Đấng Christ…với những nhóm độc lập bên trong mỗi hệ phái.

>>>>Xem thêm : XE XÍCH LÔ - Phương tiện yêu thích nhất của khách nước ngoài khi đến Việt Nam

Quá trình phát triển của đạo Tin Lành ở Việt Nam


Dù có mặt ở Việt Nam khá muộn màng, sau hơn 100 năm tồn tại Tin Lành được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhất, đặc biệt là từ những thập niên cuối thế kỷ 20. Sự hình thành và phát triển của cộng đồng Kháng Cách tại Việt Nam là một thành quả đáng kể nếu so sánh với những xứ sở lân cận. Sau 100 năm hoạt động truyền giáo ở Thái Lan, chỉ có 9 000 người qui đạo. Cộng đồng Kháng Cách ở Campuchia và Lào có quy mô nhỏ hơn nhiều. Số tín hữu ở Trung Quốc đông đảo hơn nhưng họ có đến hơn 200 năm truyền giáo với sự tập trung rất lớn của các hội truyền giáo từ châu Âu và Bắc Mỹ. Kể từ cuộc chiến giành độc lập, Tin Lành được công nhận là một trong những tôn giáo chính của đất nước.

Chữ Quốc ngữ giúp phổ biến rộng rãi các loại ấn phẩm tôn giáo, nhất là bản Kinh Thánh tiếng Việt. Sự tận tụy và hi sinh của những nhà truyền giáo thời kỳ tiên khởi, nhiều người dành gần trọn đời mình (có những người gởi lại thân xác ở đây) chịu đựng bệnh tật và trải qua nhiều gian khổ. Cũng phải kể đến nhiệt huyết, khả năng, và bản lĩnh của các mục sư Việt Nam thuộc thế hệ đầu tiên. Tín hữu Việt Nam được sớm đào tạo để tự điều hành và xây dựng một giáo hội tự trị, tự lập, và tự truyền bá. Sử dụng hiệu quả kinh nghiệm của nhân học tôn giáo để truyền giáo cho các dân tộc thiểu số; đến năm 1965, hơn 30 ngôn ngữ đã được dùng để đem thông điệp phúc âm đến các sắc dân ở Tây Nguyên và Tây Bắc, đồng thời Kinh Thánh đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số.

trang-phuc-ton-giao-5

Nghi lễ đạo Tin lành khá đơn giản. Đạo không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như di vật. Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu. Tín đồ đạo Tin lành chỉ thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể song quan niệm và cách tiến hành nghi lễ đó cũng có nhiều nội dung khác với Công giáo.

Tín đồ Tin lành xưng tội trực tiếp với Thiên Chúa (Công giáo phải thông qua Linh mục. Khi xưng tội, cầu nguyện tín đồ có thể ở nhà thờ, trước đám đông để sám hối, nói lên ý nguyện một cách công khai.

>>>>Xem thêm : Xe Lôi – phương tiện di chuyển lý thú ở miền Tây

Trang phục của đạo Tin Lành


Đạo Tin lành không lập Giáo hội duy nhất mang tính phổ quát cho toàn đạo mà xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập với các hình thức khác nhau tuỳ theo hệ phái và từng quốc gia. Nhà thờ đạo Tin lành thường có cấu trúc hiện đại nhưng bài trí đơn giản.

Giáo sỹ đạo Tin lành có hai chức Mục sư và Truyền đạo (Giảng sư). Các giáo sỹ vẫn có gia đình bình thường nhưng họ phải chịu sự kiểm soát của các tín đồ, không có thần quyền và vai trò tuyệt đối đối với các tín đồ.

Do nghi lễ đơn giản, những tín đồ Tin lành ít bị gò bó vào nghi thức, họ có khả năng “giao thiệp với Chúa”, mặt khác đạo Tin lành quan tâm đến các vấn đề của cuộc sống hàng ngày như khuyên dạy con người sống văn minh, từ bỏ những hủ tục (trong ma chay, cưới xin, cúng lễ…), quy định những điều cấm kỵ như không quan hệ nam nữ bất chính, không có vợ bé, không cờ bạc rượu chè, ma tuý, đánh chửi nhau… và vì thế đạo Tin lành dễ lôi kéo quần chúng theo đạo.

Đạo Tin lành có một đặc điểm là không chấp nhận điều gì trái với Kinh thánh, không cho tín đồ thờ cúng tổ tiên, các lễ hội… là cái bị coi là khác điều chúa dạy. Vì lẽ đó những thành viên của nhiều dân tộc theo đạo Tin lành bị buộc phải từ bỏ tôn giáo, văn hóa truyền thống của dân tộc minh.

Về trang phục đạo Tin Lành cũng khá đơn giản không cầu kì bởi nguyên lý đa nguyên dân chủ, ít bị gò bó. Chỉ cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự là được. Các mục sư truyền đạo Nam thường mắc áo vest và người nữ thường mặc áo dài hoặc áo sơ mi gọn gàng.

Đạo Bà La Môn

Đạo bà la môn có từ bao giờ ?

Đạo Bà La Môn (Brahmanism) cũng gọi Ấn giáo hay Ấn Độ giáo (Hinduism), là đạo bản địa của người Ấn (Hindus), hình thành ở Ấn Độ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên hoặc sớm hơn nữa, tức là có trước Phật giáo ít lắm cũng khoảng 10 thế kỷ. Không xác định ai là giáo chủ hay người mở đạo. Bậc chân sư đắc đạo hướng dẫn tâm linh cho tín đồ được gọi là guru.

Tôn giáo này thuộc loại phiếm thần (pantheism) có lẫn yếu tố đa thần (polytheism). Trời hay Thượng đế của Ấn giáo là một Trimurti (tam vị nhất thể) gồm ba ngôi: Brahma (đấng sáng tạo), Vishnu (đấng bảo tồn), và Shiva (đấng hủy diệt).

Tín ngưỡng Bà La Môn có lẽ hiện diện tại Việt Nam ngày nay qua việc du nhập ở thời lập quốc của Vương quốc Chăm Pa vào năm 192 SCN. Nhiều người sống ở Ninh Thuận. Người Chăm theo đạo Bà La Môn được gọi là Chăm Ahiêr hoặc Chăm Rặt (Cham Jat, nghĩa là Chăm "gốc") và hiện là nhóm người Chăm lớn hơn so với hai nhóm người Chăm Islam và Chăm Bani.

Bà La Môn trên thực tế là danh từ chỉ một đẳng cấp, một hạng người tại Ấn Độ. Trong văn hoá Hinđu của người Ân Độ được chia làm 5 đẳng cấp khác nhau, trong đó đẳng cấp Bà La Môn là các tu sĩ, triết gia, học giả và các vị lãnh đạo tôn giáo. Trong văn hoá Ấn Độ rất tôn trọng đẳng cấp này.

Đạo Bà La Môn ở Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, phần lớn những di sản văn hoá của tín ngưỡng văn hoá Bà La Môn (đền tháp Chăm, nghệ thuật điêu khắc, vũ nhạc…) là sản phẩm của người Chăm. Tuy được gọi là người Chăm theo Bà La Môn, nhưng nhóm cộng đồng này đã biến đổi tôn giáo của họ rất nhiều theo chiều hướng bản địa hoá. Thực tế, ngoại trừ các tu sĩ Bà La Môn, có lẽ phần lớn người Chăm bình dân không hề biết đến các triết lý Bà La Môn cùng các vị thần từ truyền thuyết Ấn Độ xa lạ. Tu sĩ Bà La Môn thì chỉ đạo xây đền, tạc tượng theo những khuôn mẫu Ấn Độ nhưng người nghệ sĩ dân gian Chăm thì xây và tạc theo cảm hứng và những khuôn mẫu truyền thống của nhân dân mình.

>>>>Xem thêm : Top 9 ngôi chùa tại các địa điểm du lịch Việt Nam nổi tiếng nhất

Người Chăm thường tập trung nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận theo hai tôn giáo chính là Chăm Ahier (Chăm ảnh hưởng Bà La Môn giáo), và Chăm Awal (Chăm ảnh hưởng Hồi giáo). Ngoài ra có một bộ phận theo Chăm Islam (Chăm Hồi giáo chính thống). Mỗi tôn giáo có nét đặc thù riêng về phong tục tập quán, có một bộ phận chức sắc đảm nhiệm phục vụ các nghi lễ, tín ngưỡng cộng đồng. Các chức sắc được phân chia thứ bậc từ thấp đến cao và phục vụ phong tục từ lễ tục gia đình đến các lễ hội truyền thống của cộng đồng. Theo đó chức sắc Chăm Ahier có Paseh (tu sĩ tập sự) và Po Adhia (cả sư), chức sắc Chăm Awal có Po Acar (tu sĩ tập sự) và Po Gru (cả sư).

'Trang phục của đạo Bà La Môn

Mỗi chức sắc tu sĩ sẽ có bộ trang phục riêng nhằm dễ dàng nhận biết về cấp bậc. Nhưng chủ yếu là áo dài Paseh.

Áo dài Paseh được dệt bằng vải thô màu trắng, được may bằng cách ghép sáu mảnh vải lại với nhau, hai mảnh vải thân trước, hai mảnh vải thân sau và hai ống tay áo. Áo được mặc bằng cách xỏ ống tay áo và buộc lại bằng một sợi dây ở phía trước ngực và bên hông trái.

trang-phuc-ton-giao-4

Xà rông Paseh là một mảnh vải trắng hình chữ nhật, dài khoảng 1,2 mét, mặc bằng cách quấn quanh người và dùng một dây thắt lưng có hoa văn để giữ chặt xà rông cố định trên cơ thể. Khăn đội đầu chính là điểm nhấn độc đáo trên trang phục của lớp tu sĩ Paseh, khăn có hình chữ nhật dài gần 1 mét, hai đầu khăn là tua vải đỏ cạp thêm thổ cẩm hình hoa văn, quấn khăn bằng cách gập theo chiều dài và quấn vòng lên đầu bằng từ phía sau ra phía trước rồi thả hai mép tua vải đỏ buông chùng xuống gần hai tai.

Ngoài các trang phục đặc trưng trên tu sĩ Paseh còn tô điểm thêm một khăn màu đỏ và bốn túi nhỏ hình âm vật để đựng các vật dụng phục vụ cho nghi lễ tôn giáo.

Tín ngưỡng Bà La Môn thường có 5 thánh lễ chính: Mahashivarati (giữa tháng 2), Holi (trong mùa xuân), Ramnavami (cuối tháng 3), Dusserah (đầu tháng 11), và Diwali (giữa tháng 11). Tín đồ hành lễ tại nhà riêng và trong đền thờ.

Đạo Bà La Môn có 900 triệu tín đồ (năm 2005). Văn hóa Bà La Môn đã sớm ghi dấu ấn ở Sri Lanka và các nước Đông Nam Á (Campuchia, Indonesia, Lào, Mã Lai, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), hiện nay vẫn còn đền thờ và tín đồ ở các nước Châu Á. Bà La Môn cũng có ở một số nước phương Tây (Anh, Mỹ…)

>>>>Xem thêm : XE ĐÒ là xe gì ? Tại sao lại gọi là xe ĐÒ

Trên đây là các tín ngưỡng , tôn giáo ở Việt Nam cùng với nét đặc sắc về trang phục tôn giáo riêng . Nếu bạn còn thông tin gì thêm về các tôn giáo trên hoặc tôn giáo mới hãy chia sẻ cho CuongDuLich biết ở bên dưới nhé.

Khách sạn đã xem